2.1. Tổng quan về bánh
Loài người
biết làm bánh từ thời trung cổ, những chiếc bánh đầu tiên được sản xuất ra từ
nước Anh. Những chiếc bánh đầu
tiên được làm ra chỉ từ một số ít nguyên liệu như: bột mì, muối và
nước.
Người Việt
Nam biết đến bánh biscuit khi người Pháp mang chúng đến nước ta trong chiến
tranh vào khoảng cuối thế kỷ thứ 19 [15].
Bánh là
một mặt hàng thực phẩm rất đa dạng và phong phú với nhiều hình dạng khác nhau và
chất lượng không giống nhau. Bánh gồm có bánh Âu và bánh Á, trong quy mô công
nghiệp người ta thường đề cập đến bánh Âu. Đây là loại bánh có nguồn gốc từ châu
Âu được dùng phổ biến trong đời sống hằng ngày vì loại này sau khi nướng có mùi
thơm, ngon, dòn xốp hay dòn dai và có màu vàng đặc trưng
[3].
Tùy thuộc vào nguyên liệu và
kỹ thuật sản xuất có thể chia bánh Âu làm các loại sau:
- Bánh quy
xốp, bánh quy dai.
- Bánh
kem.
- Bánh
gato, bánh ngọt,…
Ngoài ra
trên thị trường bánh hiện nay có rất nhiều loại bánh khác nhau như bánh snack,
bánh kem xốp, bánh cracker, bánh trứng, bánh chocopie…được sản xuất với qui mô
công nghiệp. Và đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều sản phẩm mới: bánh kẹo chức
năng, bánh dành cho người mang thai, bánh kẹo dinh dưỡng dành cho trẻ em, bánh
cho người ăn kiêng, người bị bệnh tiểu đường… đã làm phong phú và đa dạng cho
thị trường bánh kẹo Việt Nam. Trong các loại bánh trên thì bánh quy được sản
xuất với tỉ lệ cao nhất.
2.2. Cơ sở lý thuyết sản xuất bánh
2.2.1. Sự tạo
thành bột nhào
Bột nhào để sản xuất
bánh qui là hỗn hợp của bột mì với một lượng nước thích hợp. Trong đó gluten của
bột mì là thành phần chính đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành bột
nhào. Gluten bột mì là hợp chất cao phân tử gồm có gliadin và glutenin, có khả
năng trương nở trong nước lạnh và giữ được lượng nước khá lớn. Khi nhào bột mì
nếu đủ lượng nước thì gliadin và glutenin sẽ tạo ra những sợi chỉ mỏng đính các
hạt tinh bột thấm nước lại với nhau. Cốt gluten này làm cho bột nhào từ bột mì
có tính dẻo đàn hồi mà bột nhào từ các hạt ngũ cốc khác không có
được [3,tr87].
Hàm lượng đường và chất béo
cao sẽ hạn chế mức độ trương nở của gluten, do đó bột nhào đường có đường và
chất béo ít hơn bột nhào dai. Mặt khác độ ẩm thấp, thời gian nhào ngắn và nhiệt
độ thấp của bột nhào đường cũng hạn chế sự trương nở của gluten vì thế ta thu
được bột nhào tơi và dẻo [6,tr88].
2.2.2. Những biến đổi trong
quá trình nướng bánh [3,tr90]
2.2.2.1.
Sự thay đổi lý hóa
- Thay đổi protit và tinh
bột: đốt nóng bánh 50-70oC thì protit của tinh bột biến tính một
phần. Lúc này cũng xảy ra sự hồ hóa tinh bột nhưng không hoàn toàn. Các protit
mất nước cùng với tinh bột hồ hóa tạo ra cấu trúc xốp, trên bề mặt cốt này chất
béo được hấp thụ ở dạng màng mỏng.
- Sự tạo
vỏ: vỏ bánh không được xuất hiện quá sớm vì nó sẽ ngăn cản sự bốc hơi nước và
tăng thể tích của bánh. Do đó ta nướng bánh ban đầu không được quá cao. Làm ẩm
buồng nướng sẽ tạo điều kiện cho vỏ tạo ra mỏng và ở giai đoạn muộn
nhất.
- Sự thay
đổi thể tích: là do tác động của các khí tạo ra khi phân hủy thuốc
nở
+ Nhiệt độ
phân hủy của NH4HCO3gần
60oC
+ Nhiệt độ
phân hủy của NaHCO3 từ
80-90oC
Bột nhào có độ ẩm càng
cao (khi các điều kiện khác như nhau) thì bánh càng xốp nhờ khả năng tạo hơi
lớn.
- Sự thay
đổi màu sắc: trong quá trình nướng trên bề mặt bánh xuất hiện lớp vỏ vàng nâu và
tạo ra những hương vị thơm ngon.
Ngoài ra đường bị caramen
hóa trong quá tŕnh nướng và thuốc nở NaHCO3cũng làm cho bánh có màu
vàng tươi. Sự phân hủy của đường khử tạo ra fucfurol và các andehyt khác làm cho
bánh có hương thơm và mùi vị dễ chịu đặc biệt.
2.2.2.2.
Sự thay đổi hóa học
- Tinh bột: hàm lượng tinh
bột không ḥoà tan và một phần bị thủy phân trong quá trình nướng tạo tinh bột
hoà tan và dextrin. Hàm lượng dextrin có khi tăng đến 50% so với lượng ban đầu
của nó.
- Đường: lượng đường trong
bánh qui giảm là do khi nướng một phần đường bị caramen hóa.
- Protit:
hàm lượng protit chung hầu như không thay đổi nhưng từng dạng protit riêng biệt
thì có sự thay đổi lớn.
- Chất béo: giảm đi rất
nhiều và chỉ còn lại trong bánh qui từ 2,7-2,9% so với trọng lượng ban
đầu.
- Chỉ số iốt của chất béo:
sau khi nướng chỉ số iốt của chất béo giảm đi rất nhiều. Chỉ số axit của chất
béo có thay đổi song không theo quy luật nhất định.
- Độ kiềm: giảm nhiều do tác
dụng của thuốc nở kiềm với các chất có tính axit trong bột nhào, đồng thời còn
do một phần NH3 bay ra khi phân hủy.
- Chất khoáng: hầu như không
thay đổi trong quá trình nướng.
2.3 . Nguyên
liệu sản xuất bánh
2.3.1.Nguyên liệu
chính
1/Bột mỳ
Đây là nguyên liệu chính để
sản xuất bánh góp phần quan trọng trong việc tạo số lượng, cấu trúc cũng như kết
cấu bề mặt và hương vị của bánh nướng, giúp cho bánh nở xốp.
Thành phần hóa học của bột
mỳ dao động trong phạm vi khá rộng tùy thuộc vào loại bột và thành phần hóa học
của hạt mỳ. Trong đó gluxit, protein, lipit, vitamin, sắc tố và enzym chiếm 83 –
85% còn lại là nước và muối khoáng.
Gluten của bột mì chủ yếu là
2 chất gliadin và glutenin, chiếm 70-85% tổng lượng prôtít.
2/
Đường
Trong sản
xuất bánh, đường được dùng chủ yếu là đường saccaroza. Là nguyên liệu chính thứ
hai sau bột mỳ có vai trò rất lớn trong sản xuất bánh.
Chức năng
và ảnh hưởng của đường sacaroza trong sản xuất:
- Tạo vị ngọt cho bánh,
điều tiết khẩu vị.
- Góp phần làm tăng thể
tích, tính mềm và dễ nhai của bánh.
- Có khả năng tạo màu sắc,
dung hoà lượng chất béo và có tác dụng như một chất bảo
quản.
2.3.2. Nguyên liệu
phụ
1/
Trứng
Vai trò
của trứng trong sản xuất bánh:
- Cung cấp
chất nở, tăng thêm màu sắc, kết cấu hương cho khối bột nhào, làm cho bánh có mùi
thơm ngon, bánh xốp dòn.
- Làm tăng
giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm.
Trong
thành phần của trứng, lòng trắng trứng là một chất có khả năng tạo bọt làm tăng
thể tích khối bột nhào giúp cho bột nhào tơi bánh nở xốp. Lòng đỏ trứng ngoài
việc cung cấp chất béo, vitamin, chất khóang còn chứa các thành phần chất nhũ
hóa [3].
- Bột trứng là sản phẩm của
qúa tŕnh sấy trứng tươi. Các dạng bột trứng: Bột lòng đỏ, bột lòng trắng, bột
trứng nguyên (gồm cả lỏng trắng, đỏ)
2/
Sữa
Gồm có sữa
tươi, sữa đặc, sữa khô. Trong sản xuất bánh kẹo thường dùng cả ba loại trên.
Trong đó sữa đặc có đường được sử dụng nhiều nhất. Một số tiêu chuẩn kỹ thuật
của sữa đặc[6]:
- Độ ẩm :
25,5 %
- Đường Saccaroza :
40-44%
- Chất béo :
8,4%
- Độ axit :
480C (1T= 0,1 K)
Sữa dùng
trong sản xuất bánh kẹo góp phần hoàn thiện giá trị cảm quan và giá trị dinh
dưỡng cho bánh. Với hàm lượng nước không quá 30% và hàm lượng chất khô khoảng
70% bao gồm sacaroza, lipid, protein, vitamin,
khoáng,…[1]
3/
Chất béo
Trong công
nghệ sản xuất bánh chất béo có tác dụng nâng cao giá trị dinh dưỡng, làm cho
bánh có vị ngon và giữ được hương vị bền vững.
Ngoài ra
chất béo còn dùng để quét khuôn đối với một số sản phẩm bánh. Khi cho chất béo
vào khối bột nhào, chất béo sẽ tạo ra một màng mỏng có tác dụng bao trùm và bôi
trơn các hạt bột do đó giữ được lượng khí trong khối bột nhào nhờ đó mà bánh nở
xốp.
Các loại dùng trong
sản xuất: Bơ, margarin, dầu
dừa, dầu
cacao, Shortening.
4/ Mật
tinh bột
Mật tinh
bột làm cho bánh thêm mềm, tơi và tăng tính háo nước. Đặc biệt là làm cho bánh
có màu vàng tươi khi nướng ở nhiệt độ cao do phản ứng melanoidin.
5/ Tinh bột
sắn [1,tr
202]
Dùng tinh bột nhằm mục đích
giảm hàm lượng gluten trong khối bột nhào, bên cạnh đó tinh bột làm cho bột nhào
dẻo, bánh có tính ướt và tơi tốt.
2.3.3. Chất phụ
gia
1/ Chất
làm nở [1]
Trong công
nghệ sản xuất bánh quy sử dung thuốc nở hóa học, là tác nhân làm nở bánh không
độc hại và không không làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng bánh. Thuốc nở hóa
học có hai dạng chính:
-
Bicacbonat natri: là bột màu trắng, không mùi, hòa tan trong nước, khi nướng sẽ
bị phân hủy theo phương trình:
Thông thường trong sản xuất
người ta hay sử dụng kết hợp cả hai loại thuốc nở trên với tỷ lệ thích
hợp.
2/ Chất
thơm
Vai trò:
làm cho sản phẩm có mùi thơm dễ chịu, hấp dẫn với người tiêu
dùng. Chất
thơm thường dùng: Tinh dầu, vanilin
3/ Phẩm
màu thực phẩm
Khi bổ
sung vào có tác dụng làm tăng màu sắc và mỹ quan cho sản phẩm. Giúp cho người
tiêu dùng xác định rõ được sản phẩm đã được xác định theo thói quen tiêu
dùng.
4/ Muối
ăn
Vai trò:
điều vị, tăng độ bền và tính hút nước của gluten, làm tăng độ hòa tan của đường
sacaroza, giảm sự phát triển của men (proteolytic enzymes). Dùng từ 1 -1,5% so
với bột, nếu hàm lượng muối ăn nhều quá sẽ làm cho bánh có vị
mặn.
5/ Chất
chống oxy hóa, Chất nhũ hóa
- Chất
chống oxy hóa thường dùng là Vitamin C, E có tác dụng làm chậm quá tŕnh oxy hóa
của chất béo trong sản phẩm kéo dài thời gian bảo quản.
- Chất nhũ
hóa: là chất làm tăng độ liên kết, có tác dụng làm giảm độ nhớt, tăng đô bền nhũ
hóa. Gồm các photphatit thực phẩm (leuxithin)
6/ Các
axit
Vai trò: giúp sản phẩm bánh
kẹo có vị ngon đặc trưng của quả trái cây, đồng thời có khả năng chống hồi
đường. Các loại axit sử dụng: Tartaric, Malic, Citric, Sorbic...Thường dùng là
axit citric.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét