Trang
blog này được lập bởi chủ Quán
BỌT TRÁI CÂY với mục đích chia sẻ tài liệu về công nghệ thực phẩm cho
các bạn cùng khoa cũng như các anh, chị, em và các bạn yêu thích, quan tâm hay
tìm kiếm tài liệu về công nghệ thực phẩm.
NẾU
THẤY TÀI LIỆU CÓ ÍCH, MỜI CÁC
BẠN ĐẾN VÀ ỦNG HỘ QUÁN BỌT TRÁI CÂY ĐỂ CHÚNG TÔI CÓ THÊM KINH PHÍ DUY TRÌ HOẠT
ĐỘNG ĐĂNG TẢI TÀI LIỆU CHO MỌI NGƯỜI!

XIN CHÂN THÀNH CẢM
ƠN!
Quán Bọt Trái
Cây
Địa chỉ: 88/955E Lê Đức Thọ,
P.6, Gò Vấp,
TP.HCM
Hotline:
0935.355.169
Mail: bottraicay@gmail.com
Facebook: http://www.facebook.com/BotTraiCay
Facebook: http://www.facebook.com/BotTraiCay
Web: http://bottraicay.blogspot.com/
Xem bản đồ đường đi clik vào đây
1.2.3. Thuyết minh dây
chuyền công nghệ quá trình nấu
bia
1.2.3.1. Phối
trộn:
Gạo
và malt sau khi nghiền đạt yêu cầu thông qua vít tải định lượng vào các nồi nấu
tiến hành phối trộn. Một mẽ nấu nhà máy sử dụng 575kg gạo, malt 1625kg, malt lót
100kg. Tiến hành phối trộn gạo và malt tại 2 nồi riêng biệt và khởi động cánh
khuấy.
Trong nồi gạo ngoài nước ra còn bổ sung thêm
một lượng malt lót (15-20%) để làm loãng dịch, tránh hiện tượng cháy nồi, đồng
thời bổ sung một lượng enzyme thủy phân tinh bột. Malt lót cho vào nồi gạo 2
lần: lần đầu(50kg) khi vừa xuống gạo và lần sau (50kg) khi nâng nhiệt độ lên
830C rồi hạ xuống nhiệt độ thích hợp cho
enzyem amylaza hoạt động; bổ sung axit
H2SO4 để điều chỉnh
pH=5,6-6.
Trong nồi malt người ta bổ sung thêm một lượng
CaCl2 và acid lactic. Mục đích của việc bổ sung
CaCl2 và acid lactic cho nồi malt tăng khả năng chịu
nhiệt của enzyme amylaza, ổn định pH (5,6-6), tốt cho quá
trình lắng và điều kiện thuận lợi cho quá trình lên
men.
Nước
dùng để phối trộn được phòng động lực cung cấp, giá trị pH=6,5-7,5. Lượng nước
phối trộn ở nồi gạo là 17hl và ở nồi malt là 56hl; nhiệt độ nước phối trộn là
260C.
1.2.3.2.
Nấu:
Đây là công đoạn quan trọng cần tạo điều kiện thích hợp về nhiệt độ,
pH, để enzyme thủy phân các chất cao phân tử như protein, tinh bột... thành các
chất phân tử thấp có thể hòa tan maltose, dextrin, acid amin và các chất này tạo
thành các chất chiết của dịch đường. Quá trình nâng và giữ nhiệt được kiểm soát
rất chặt
chẽ.
Quá
trình xảy ra như sau:
Nồi
gạo: gạo được phối trộn với nước 260C cho vào nồi cùng với 400ml
H2SO4 10%, 50kg malt lót trong 10 phút. Malt
lót sẽ cung cấp các enzyme cho quá trình thủy phân tinh bột,
H2SO4tạo pH thích hợp cho enzyme hoạt động .Sau đó nâng
nhiệt lên 720C trong 15 phút và giữ ở nhiệt độ đó 20 phút để thực
hiện quá trình dịch hóa dưới sự hỗ trợ của
enzymeα-amylaza và β-amylase. Tiếp
tục nâng đến nhiệt độ 830C trong vòng 11 phút và giữ trong 5 phút để
hồ hóa tinh bột. Sau đó hạ nhiệt độ xuống 720C, thêm 50kg malt lót để
thực hiện dịch hóa lần 2 trong 6 phút và giữ 25 phút rồi nâng lên
1000C trong 25 phút và giữ 15 phút để vô hoạt enzyme và khử trùng
dịch cháo, giữ nhiệt độ này đến khi phối trộn vào nồi malt. Sau khi bơm hết cháo
gạo sang nồi malt dùng 2% nước tráng nồi và nhập luôn vào nồi
malt.
Ở nồi
malt, nồi malt thường được khởi động khi nồi gạo bước vào giai đoạn dịch hóa lần
2 sao cho vừa kịp thời gian với nồi gạo. Dịch malt đưa vào nồi có nhiệt độ
450C, được nâng lên 500C giữ 5 phút để đạm hóa hoàn toàn.
Chuyển hoàn toàn lượng trong nồi gạo vào nồi malt gọi là hội cháo. Giai đoạn này
nhiệt độ của nồi malt nâng dần lên 650C giữ 25 phút, để đường hóa
tiếp tục.
Để
theo dõi mức độ đường hóa ta sử dụng iod (10 phút thử tinh bột 1 lần). Tiếp đến
ta sử dụng hơi để nâng nhiệt độ của nồi malt lên nhiệt độ 750C giữ 20
phút. Sau đó nâng lên 760C giữ 1- 2 phút (đây là nhiệt độ
của α-amylazahoạt động). Sau các quá trình nâng nhiệt và giữ
nhiệt này, kiểm tra mức độ đường hóa bằng dung dịch Iod, nếu quá trình đường hóa
chưa hoàn toàn thì kéo dài thêm thời gian để tiếp tục đường hóa. Sau khi nấu
xong thì bơm dịch đường qua thiết bị lọc.
1.2.3.3. Đường hóa nguyên
liệu:
Ø Mục đích: chiết tối đa các chất hòa tan trong nguyên
liệu và các chất không hòa tan ra ngoài. Thực chất của quá trình này là sự thủy
phân các hợp chất cao phân tử dưới sự xúc tác của
enzyme amylase, protease,…thành các phân tử bậc thấp, hòa
tan vào nước để trở thành chất chiết của dịch đường. Trong thành phần của các
sản phẩm thủy phân chiếm nhiều nhất về khối lượng là đường và
dextrin.
Ø Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đường
hóa:
- Nồng độ enzyme: cường độ của quá trình đường hóa ảnh hưởng
rất nhiều vào khối lượng của enzyme hoạt tính. Vì vậy cần phải điều chỉnh khối
lượng của chúng một cách hợp lí.
- Nhiệt độ: đây là yếu tố quyết định khả năng hoạt động
của enzyme, mỗi enzyme có hoạt độ tối ưu khác nhau nếu nhiệt độ quá thấp hoặc
quá cao so với nhiệt độ tối ưu thì khả năng hoạt động của enzyme không cao, dẫn
đến tốc độ đường hóa xảy ra chậm.
- pH: đây là yếu tố ảnh hưởng khá mạnh đến quá
trình đường hóa, cũng như nhiệt độ, mỗi enzyme đều có pH tối ưu khác nhau,
thường thì pH của enzyme 5.6. Nếu pH trong quá trình đường hóa quá thấp hoặc quá
cao so với khoảng pH kể trên thì sẽ bất lợi cho các phản ứng của enzyme dẫn đến
việc cơ chất bị cắt không triệt để, hiệu suất thu hồi chất hòa tan kém và ảnh
hưởng đến quá trình lọc.
- Nồng độ cơ chất: ảnh hưởng khá mạnh đến khối lượng và chất
lượng của các sản phẩm thủy phân do sự phân cắt của nhóm
enzyme amylase.
1.2.3.4. Lọc và rửa
bã: trước khi bơm cháo từ nồi malt qua nồi lọc,
nồi lọc phải được vệ sinh sạch sẽ và đóng cửa xả bã. Bơm 4hl nước
760C để làm bước đệm cho dung dịch bã malt và không bị tắt lưới
lọc.
Ø Mục đích: tách pha lỏng và pha rắn, thu kiệt chất hòa
tan trong bã để tăng sự khuyếch tán các chất hòa tan vào trong dung dịch đường.
Nhiệt độ nước rửa bã 75-760C để giảm độ nhớt, không rửa nhiệt độ cao
hơn 800C vì sẽ gây hồ hóa tinh
bột làm cho bia đục. Nếu nhiệt độ của nước rửa thấp thì hiệu
suất rửa kém, kéo dài thời gian và không thủy phân được tinh bột nếu
có.
Ø Những biến đổi xảy ra trong quá trình
lọc:
Thành
phần cơ học của malt sau khi đường hóa kết thúc bao gồm 2 hợp phần: pha rắn và
pha lỏng. Trong đó thành phần của pha rắn bao gồm các cấu tử không hòa tan của
bột nghiền, còn pha lỏng bao gồm nước và các hợp chất thấp phân tử được trích ly
từ malt hòa tan trong đó. Pha rắn gọi là bã malt, pha lỏng gọi là dịch đường hay
nước nha.
Dù
pha rắn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn pha lỏng rất nhiều, nhưng nó có ý nghĩa rất lớn
trong tiến trình lọc. Để đạt được mục đích tách rời 2 pha, phương pháp thông
thường là cho nén chúng lên những vật cản dạng lưới. Các phân tử pha rắn bị giữ
lại trên lưới, còn pha lỏng đi qua. Khi pha rắn bị giữ lại, chúng tạo thành lớp
lọc phụ. Cấu trúc và độ dày của lớp lọc phụ này giữ vai trò quan trọng, quyết
định đến chất lượng và tiến trình lọc.
Ø Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
lọc:
Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ lọc dịch
đường là: nhiệt độ lọc, áp suất lọc, loại thiết bị lọc, thao tác của người vận
hành, chất lượng dịch đường trước khi lọc….
Khi lọc dịch đường cần quan tâm
các yếu tố cơ bản sau:
* Nhiệt độ lọc:
Nếu nhiệt độ khối dịch đường tăng, tốc độ lọc
cũng tăng. Điều này liên quan đến độ nhớt của dịch đường. Khi nhiệt độ tăng độ
nhớt của dịch đường giảm. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao sẽ xảy ra hiện tượng
biến tính và kết tủa protein. Sản phẩm này có độ nhớt cao, chúng sẽ bám lên màng
lọc, cản trở nhiều đến tốc độ lọc. Khi nhiệt độ quá cao là điều kiện thuận lợi
cho việc hồ hóa các hạt tinh bột chưa hòa tan còn sót lại trong bã. Bột hồ hóa
có độ nhớt cao cũng là nguyên nhân giảm tốc độ lọc. Mặt khác tinh bột được hồ
hóa mà hoạt lực enzyme không còn đủ mạnh để thủy phân thì chúng sẽ đi vào thành
phần dịch đường, đây là nguyên nhân làm dịch đường bị đục và bia bị
chua.
Nhiệt độ tối ưu cho quá trình lọc
là 760C.
* Độ nhớt của dịch
đường:
Độ nhớt của dịch đường không chỉ phụ thuộc vào
nhiệt độ, nó còn phụ thuộc vào nồng độ dịch đường và thành phần riêng của nó.
Hàm lượng chất hòa tan cao thì dịch đường càng có độ nhớt
cao.
Nếu dịch đường chứa nhiều Hydrat
cacbon dạng polymer như α - glucan hoặc các
chất dạng keo thì độ nhớt của nó tăng lên đáng kể và do đó tốc độ lọc càng
thấp.
* pH của dịch
đường:
Khi pH của dịch đường giảm thì tốc độ lọc tăng
lên. Tuy nhiên nếu tiếp tục hạ pH xuống đến một mức nào đó thì tốc độ lọc bắt
đầu giảm.
pH tối ưu cho quá trình lọc là
5,5.
* Áp suất
lọc:
Áp suất lọc tăng thời gian lọc giảm, dịch
đường thu được thường khó trong, khả năng thu hồi chất hòa tan giảm, hiệu suất
lọc giảm.
* Thiết bị lọc dịch
đường:
Thiết bị lọc dịch có ảnh hưởng quan trọng thành phần, chất lượng quá trình lọc,
năng suất lọc, thời gian lọc.
Bên
cạnh lọc nồi, một phương pháp lọc nữa cũng khá phổ biến là lọc khung bản. Tuy
nhiên lọc khung bản thường chỉ phù hợp các nhà máy công suất lớn nấu nhiều mẻ
trong ngày và lượng nguyên liệu lớn đòi hỏi thời gian lọc ngắn, khả năng ép bã
nhờ cung cấp khí nén lớn giúp khả năng thu hồi rất lớn. Nồi lọc với phương pháp
lắng tốn thời gian nhiều hơn, hiệu suất thu hồi kém hơn nhưng nó dễ điều khiển
tự động. Thùng lọc phù hợp với những nhà máy có công suất nhỏ.
Ø Rửa
bã:
Quá
trình rửa bã thực hiện gián đoạn với 3 lần rửa bã. Khi rửa bã lần 1 (15hl) van
và bơm dịch đường sau lọc đều đóng, hạ cánh khuấy xuống mức 0 mm khi bơm được
10hl nâng cánh khuấy lên mức 110mm. Khi hết 15hl nước rửa bã lần 1 tiếp tục mở
van, bật bơm tiếp tục lọc đồng thời bơm tiếp nước rửa bã lần 2 (25hl). Khi lượng
dịch được 90hl bơm tiếp nước rửa bã lần 3 (17hl).
Trong
quá trình lọc và rửa bã cánh khuấy sẽ tự động hạ xuống theo lưu lượng dịch lọc
ra.
1.2.3.5. Houblon
hóa:
Quá
trình houblon hóa bao gồm nhiều mục đích:
+ Hòa
tan mùi thơm và vị đắng của hoa houlon
+
Thanh trùng dịch đường
+ Keo
tụ protein
+ Ổn
định thành phần của dịch đường
+ Vô
hoạt các enzym
Ngoài
ra đun sôi với hoa còn có tác dụng diệt các vi sinh vật, các enzym sau đường
hóa…. Cụ thể:
- Trích ly chất đắng, tinh dầu thơm, Polyphenol,
các hợp chất chứa nitơ và các thành phần khác của hoa houblon vào dịch đường để
chuyển hóa nó thành dịch đường có vị đắng và hương thơm của hoa – đặc trưng cơ
bản về tính chất cảm quan bia sau này.
- Polyphenol của hoa khi hòa tan vào dịch đường,
ở nhiệt độ cao sẽ tác dụng với các hợp chất Protein cao phân tử để tạo ra các
phức chất dạng màng nhầy. Các phức chất màng nhầy tạo thành mảng, dễ kết lắng và
kéo theo các phân tử cặn li ti trong dịch đường kết lắng theo. Với quá trình này
độ bền keo của dịch đường tăng lên và thành phần của nó được ổn định
hơn.
- Polyphenol, chất đắng, các chất chứa nitơ
trong hoa houblon là những chất tạo sức căng bề mặt có hoạt tính cao. Nhờ có
màng căng này, bột khí CO2trong bia không dễ dàng thoát khỏi bề mặt
của nó. Những hợp chất này tham gia quá trình tạo bọt và tác nhân chính giữ bột
cho bia.
- Ngoài những mục đích chính trên, khi nấu dịch
đường với hoa houblon, còn xảy ra nhiều quá trình khác mà kết quả của chúng dù
ít hay nhiều đều tác động theo chiều tích cực đến việc hình thành chất lượng sản
phẩn sau này như quá trình tạo Melanoid ở nhiệt độ cao 105
-107 0C, giảm pH, tăng độ màu….
Ø Đun sôi với hoa houblon có 3 quá trình quan
trọng hơn cả
là:
Hòa
tan các chất trong hoa vào dịch đường.
Tạo
kết tủa Protein cao phân tử và loại trừ các keo không bền.
Ổn
định thành phần và chất lượng cho dịch đường.
Ø Những biến đổi xảy ra trong quá trình houblon
hóa:
- Sự hình thành cặn dịch đường: là do nhiệt độ tăng, các hợp chất keo kém
bền bị phá vỡ, các phân tử keo dính lại với nhau gây ra hiện tượng keo tụ
.
- Hòa tan chất đắng: khi nhiệt độ tăng thì độ hòa tan
tăng, chính vị đắng của các acid đắng trong hoa houblon đã làm cho dịch đường
biến đổi từ vị ngọt sang vị đắng.
- Hiện tượng caramen hóa: do sự hình thành các hợp
chất melanoid làm cho màu sắc của dịch đường
biến đổi từ màu vàng nhạt sang màu vàng đậm.
1.2.3.6. Lắng trong và làm lạnh:

1.2.3. Thiết
bị:
1.2.4.1. Nồi nấu malt,
gạo:

Hình 3.2: Nồi
nấu
Chú
thích: 1- Ống hơi
2- Đèn quan
sát
3- Cửa quan
sát
4- Vệ sinh
CIP
5- Thành
6- Lớp cách
nhiệt
7- Cánh
khuấy;
8- Động cơ
Nguyên tắc hoạt
động:
Bột
gạo hoặc bột malt sau khi phối trộn với nước theo tỉ lệ thích hợp được đưa vào
nồi nấu. Khởi động cánh khuấy để tránh hiện tượng đun nóng cục
bộ.
Nồi
có cấu tạo 2 lớp:
Lớp
trong thân nồi chính chứa dịch nấu, trên thân nồi lắp các đường ống nối với
đường cấp dịch, nước vào nồi.Lớp ngoài cho hơi vào để gia nhiệt dịch nấu bên
trong.
Bên
ngoài có phủ một lớp sợi thủy tinh cách nhiệt. Phía trên có các đường ống để cấp
hơi vào và bộ phận ngưng tụ ở phía dưới.
Ở
giữa đáy nồi có cánh khuấy được truyền động bởi môto giảm tốc gắn bên ngoài.
Đỉnh nồi dạng hình nón có lắp ống thoát hơi ra ngoài, có cửa nạp nguyên liệu và
áp kế theo dõi áp suất.
1.2.4.2. Nồi
lọc
Hiện
nay để lọc bã malt hai loại thiết bị lọc được sử dụng rộng rãi nhất, chất lượng
dịch đường cao nhất là thùng lọc đáy bằng và máy lọc ép kiểu khung
bản.
Tại nhà máy bia
Sài Gòn – Đắk Lắk sử dụng thùng lọc đáy bằng, cấu tạo như
sau:
Nồi
lọc được chế tạo bằng thép không gỉ, có dạng hình trụ đáy
phẳng.
Có hai đáy: đáy thật và đáy giả. Cách đáy thật khoảng 10-15mm, đáy
giả bao gồm nhiều mảnh kim loại đục lỗ mắt sàng ghép lại. Hình dạng của mảnh
ghép là hình rẻ quạt. Trên đáy giả có một lỗ hở để tháo bã malt ra ngoài. Trên
đáy thật có các ống nhỏ để gom dịch, diện tích đáy lọc:
10,2m2.
Hệ
thống cánh khuấy, gạt bã.
Gồm
15 dao cào bã, có loại hình ziczac, có loại nhiều răng. Có một dao gạt bã chính
và hai dao phụ. Trên 2 tay đòn của cánh khuấy là ống dẫn nước dùng khi rửa bã
đục nhiều lỗ con tạo nên vòi hoa sen. Khi cánh khuấy quay thì ống dẫn nước quay
theo.
Động
cơ khuấy và hộp giảm tốc.
Động
cơ nâng hạ và hộp giảm tốc.
Hệ
thống phụ kiện nồi gồm: Chân ống bằng thép không gỉ AISI 304, ống và nón thoát
hơi, đèn chiếu sáng, cửa vệ sinh có công tắc báo đóng mở, quả cầu vệ sinh, thùng
chứa bã trung gian…
Nguyên tắc lọc ở đây là sử dụng sự chênh lệch
áp suất ở phía trên và phía dưới màng lọc, dịch sẽ tự chảy qua lớp lọc để ra
ngoài.
v Một số lỗi khi vận hành nồi
lọc:
· Không đồng bộ bước với nồi
malt:
- Do không đồng bộ số mẻ giữa số mẻ và số
tank, số bước giữa nồi malt và nồi lọc.
-> kiểm tra và đồng bộ
lại.
· Cửa xã bã đóng không kín, dịch thoát ra
ngoài:
-> cho siết chặt cửa xã bã.
· Tốc độ lọc quá
thấp:
- Do bị bít màng lọc.
-> tạo lại màng bằng cách tắt bơm, hạ cánh khuấy xuống mức thấp, để ổn định
trong 1 – 2 phút rồi nâng cánh khuấy lên rồi lọc tiếp.
· Thùng chứa bã trung gian
đầy:
- Do khí nén cấp không đủ hoặc động cơ đẩy bã bị hỏng.
-> báo động lực cấp đủ khí nén đẩy bã.
-> kiểm tra báo bảo trì sửa chữa.
1.2.4.3. Nồi trung gian
( Holding
vessel):
Nồi cấu tạo bằng thép không gỉ dạng hình trụ, đáy côn, đỉnh hình nón có ống
thoát hơi. Với chức năng chứa đựng tạm thời dịch khi nồi đun sôi đang có dịch
nên thiết kế rất đơn giản gồm đèn chiếu sáng, đèn báo Cip, cửa vệ sinh có công
tắc báo đóng mở, bên trong có 3 quả cầu Cip. Thể tích thiết kế: 158 hl, thể tích
thực dụng: 125hl. Phần đáy trụ và thân nồi được bảo ôn lớp bông thủy
tinh.
Với chức năng chứa tạm dịch lọc nên vận hành nồi trung gian cũng rất đơn
giản
Vì
nồi trung gian thường nhận lượng dịch cốt đầu tiên vì thế phải để nó ở chế độ tự
động. Trước khi nhận dich từ nồi lọc cần kiểm tra nồi trung gian các van xả phải
được đóng. Phải có sự đồng bộ bước giữa nồi lọc và nồi trung
gian.

Chú
thích: 1- Đèn
2- Cửa quan
sát
3- Lớp cách
nhiệt
4- Buồng đốt
trong
5- Vệ sinh
CIP
6- Nón
Nguyên tắc hoạt động:
Dịch
đường sau khi lọc cho vào thùng trung gian rồi đưa vào nồi đun sôi để tiến hành
quá trình houblon hóa theo đường ống phía dưới. Dịch đường được đun nóng nhờ một
buồng đốt đặt bên trong thiết bị; buồng đốt trong có dạng ống chùm gồm 108 ống
truyền nhiệt. Hơi đi bên ngoài ống, dịch đường đi bên trong ống và tiến hành
trao đổi nhiệt cho nhau. Hoa houblon dưới dạng cao hoa (60-70%) và hoa viên
(30-40%). Dẫn dịch đường vào nồi đun sôi, khi dịch đường vừa sôi thì cho cao
hoa, ZnCl2, caramen vào. Hoa viên cho vào trước khi kết thúc quá
trình houblon hóa khoảng 15-25 phút. Trong quá trình houblon hóa sử dụng các phụ
gia như ZnCl2, acid lactic để bổ sung thêm
nguyên tố vi lượng cho dịch đường và sử dụng caramen để tăng khả năng tạo màu.
Sau khi houblon hóa thì pH=5,5-5,7; chuyển dịch sang thiết bị lắng whirlpool để
tách bã.

Hình3.4: Thiết bị
whirlpool
Chú
thích: 1- ống hơi ;
2- cửa quan sát
;
3- vệ sinh CIP
;
4- dụng cụ phá bọt
;
5- đường dịch vào
;
6- đường dịch ra
;
7- đường tháo
cặn
1.2.5. CIP NHÀ
NẤU:
v Định
nghĩa:
Làm sạch bao gồm 2 khái
niệm:
Làm sạch cơ bản: áp dụng khi thiết bị bị bám cặn rất bẩn hoặc
khi thiết bị mới sử dụng lần đầu tiên còn bám nhiều dầu mỡ, các dạng chất bẩn
khác. Vì vậy quá trình làm sạch cơ bản đòi hỏi công tác tẩy rửa mạnh với các hóa
chất nồng độ cao có tính acid, tính kiềm.
Làm sạch thường kỳ: sau bước làm sạch cơ bản, sẽ áp
dụng các qui trình làm sạch thường kì nhất định tùy theo mức độ nhiễm bẩn của
thiết bị.
Các phương pháp làm sạch tai nhà
máy:
Làm sạch thủ
công: bằng cách
đánh cọ cơ học bằng bàn chải, giẻ lau, phun xịt.
Làm sạch với thiết bị
CIP ( Cleaning
in place – Tẩy rửa tại chỗ): phương pháp này phù hợp với các bồn, các thùng
đứng. Dung dịch làm sạch được phun qua một quả cầu có đục lỗ bố trí trên đỉnh
tháp, sau đó dịch được thu hồi qua một thùng chứa bên ngoài để bơm tuần hoàn vào
thiết bị cho tới khi thiết bị được làm sạch.
v Phân loại cặn
bẩn:
Các loại cặn bẩn hữu cơ: ở các nồi đun sôi, nồi lọc ,lắng xoáy thường
có cùng thành phần chất bẩn, đây là các chất bẩn sinh ra từ malt, hop; bao gồm
các protein không hòa tan, các cacbonhydrate, tannin, resin của hop,
…
Cặn vô cơ: các chất vô cơ, các ion kim loại bám vào
thiết bị, đường ống, thiết bị gia nhiệt.
Nhiễm vi sinh vật: tại các vị trí như thùng malt lót, cửa xuống
malt, gạo; vòi lấy mẫu; thùng chứa máy nghiền malt ướt; đường ống chứa dịch lạnh
nhanh dễ bị nhiễm vi sinh gây nên mùi hôi lạ.
v Hóa chất
CIP:
-NaOH: Nồng độ gốc 32% được
pha thành dung dịch NaOH 3,2% dùng để chạy CIP, tác dụng là phá cặn hữu
cơ.
-H3PO4:
H3PO4 85% được pha thành dung dịch
H3PO4 0,5% dùng để chạỵ CIP, tác dụng
phá cặn vô cơ và hữu
cơ.
-Oxonia: (acid peracetic, acid acetic và
hydrogen peroxit). Là chất lỏng
trong suốt, gần như không mùi ở nồng độ sử dụng (0,2-0,5%). Rất hiệu quả trong
việc thanh trùng các loại vi sinh vật, thành phần peracetic giúp cho sản phẩm có
hiệu quả thanh trùng nhanh và hydrogen peroxit giúp cho sản phẩm thích ứng với
việc ngâm nhúng. Chủ yếu được dùng để CIP đường ống chuyển dịch
nha. Tuy nhiên nhà máy ít sử dụng mà thay vào đó sử dụng nước nóng.Chỉ sử dụng
khi dừng máy lâu
ngày.
-HNO3 1%
-Nước
nóng.
-Nước
lạnh (nước thành phố).
v Chu kỳ
CIP:
-CIP cơ bản khi nhà nấu bắt
đầu hoạt
động.
-CIP khởi sự khi bắt đầu
hoạt động sau thời gian nghỉ (lễ,
tết..)
-CIP sơ bộ: Nồi houblon sau
chu kì 16 mẻ CIP 1 lần để làm sạch bộ
đốt.
-CIP lạnh nhanh: Công tác vệ
sinh cần được chú ý hơn, 4 mẻ CIP 1
lần.
-CIP định kì: Phải duy trì
công tác làm sạch định kì. Thường sau 50-60 mẻ CIP nhà nấu 1
lần.

v CIP nhà
nấu:
Tùy thuộc cấu tạo phức tạp
của từng thiết bị mà thời gian CIP khác nhau tuy nhiên chương trình CIP chung
như
sau:
-Đầu tiên chạy nước nóng
800C tráng
rửa.
-Dùng xút nóng
800C tráng lại(tránh làm loãng xút), xả
bỏ
-Tuần hoàn NaOH 3,2% về
bồn.
-Nước nóng
800C đuổi xút về
bồn.
-Dùng nước nóng tráng rửa xút và xả bỏ. Kiểm tra bằng
phenolphtalein dung dịch không màu thì hết xút.
-Chạy nước lạnh làm mát
thiết bị
(5-10phút).
-Dùng axit tráng sơ bộ (tránh làm loãng xút)
-Chạy acid H3PO4 2,5-3%
(10phút).
-Nước lạnh đuổi acid về bồn.
-Nước lạnh tráng. Kiểm tra
bằng metyl da cam, nếu có màu vàng da cam là hết
acid.
-Cuối cùng chạy nước nóng để
rửa sạch hoàn
toàn.
Acid và xút được tuần hoàn
trở lại thùng chứa theo đường CIP hồi, trước khi vào thùng thì qua thiết bị lọc
có tấm lưới để giữ lại những cặn
bã.
Xút nóng 800C
thu được bằng cách là cho xút từ thùng chứa chạy qua thiết bị gia nhiệt dạng ống
chùm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét