

1- Bộ
phận sinh lực thuộc hệ thống tạo đối áp
2- Vòng
đập
3- Bộ
phận tạo khe hẹp
4- Hệ
thống thủy lực tạo đối áp
5- Khe
hẹp
3.4.2.
Nguyên tắc hoạt động:
Gồm hai bộ phận chính
bơm cao áp và hệ thống tạo đối áp
Bơm cao áp được vận hành bởi động cơ
điện (1) thông qua một trục quay (4) và bộ truyền động (2) để chuyển đổi chuyển
động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của piston. Các piston (5)
chuyển động trong xilanh ở áp suất cao. Bên trong thiết bị còn có hệ thống dẫn
nước vào nhằm mục đích làm mát cho piston trong suốt quá trình làm
việc.
Mẫu nguyên liệu sẽ được đưa vào thiết
bị đồng hoá bởi một bơm piston. Bơm sẽ tăng áp lực cho hệ nhũ tương từ 3bar lên
đến 100 ÷ 250 bar hoặc cao hơn tại đầu vào của khe hẹp (5). người ta sẽ tạo ra
một đối áp lên hệ nhũ tương bằng cách hiệu chỉnh khoảng cách khe hẹp trong thiết
bị giữa bộ phận sinh lực (1) và bộ phận tạo khe hẹp (3). Đối áp này được duy trì
bởi một bơm thuỷ lực sử dụng dầu. Khi đó áp suất đồng hoá sẽ cân bằng với áp
suất dầu tác động lên piston thuỷ lực.
Vòng đập (2) được gắn với bộ phận tạo
khe hẹp (3) sao cho mặt trong của vòng đập vuông góc với lối thoát ra của hệ nhũ
tương khi rời khe hẹp. Như vậy, một số hạt của pha phân tán sẽ tiếp tục va vào
vòng đập (2) bị vỡ ra và giảm kích thước. Quá trình đồng hoá chỉ xảy ra trong
vòng 15 giây.
Trong công nghiệp máy đồng hoá có thể
thiết kế dưới dạng một cấp hoặc hai cấp.
Thiết bị đồng hoá một cấp bao gồm một
bơm piston để đưa nguyên liệu vào máy, một khe hẹp và một hệ thống thuỷ lực tạo
đối áp. Trong công nghiệp chế biến sữa thiết bị này được sử dụng khi sản phẩm có
hàm lượng chất béo thấp hoặc hệ nhũ tương sau đồng hoá có độ nhớt
cao.
Thiết bị đồng hoá hai cấp bao gồm một
bơm piston để đưa nguyên liệu vào máy,
hai khe hẹp và hai hệ thống thuỷ lực. Thiết bị đồng hoá hai cấp sử dụng phổ biến
trong công nghiệp chế biến sữa đặc biệt đối với nhóm sản phẩm có hàm lượng chất
béo cao và các sản phẩm yêu cầu có độ nhớt thấp.
3.5.THIẾT BỊ CÔ ĐẶC BẰNG NHIỆT
Có
hai nhóm thiết bị:
- Thiết
bị cô đặc bốc hơi tuần hoàn
Thiết bị này dùng để bốc hơi một lượng
nước nhỏ trong sữa. Sử dụng khi yêu cầu mức độ cô đặc không cao như sản xuất sữa
chua
- Thiết bị cô đặc bốc
hơi dạng màng rơi
Sữa được
gia nhiệt rồi đi vào thiết bị 2 từ phía trên và sẽ chảy xuống tạo một lố màng
mỏng bao bọc lấy bề mặt truyền nhiệt. Bề mặt truyền nhiệt là thân các ống hình
trụ đứng được đặt trong thiết bị bốc hơi hoặc là những tấm bản mỏng được đặt sát
lại với nhau. Để tiết kiệm
năng lượng, hơi gia nhiệt từ buồng 2 sẽ đi vào buồng 1 ngưng tụ dể gia nhiệt sơ
bộn cho sữa. Sữa được đun sôi trong buồng 2 và sẽ được đi vào buồng 3 tách hơi
thứ. Sữa cô đặc sẽ ra ngoài theo cửa đáy thiết bị 3.

1-buồng gia nhiệt sơ bộ sữa nhờ hơi
ngưng tụ
2- buồng gia nhiệt sữa đến nhiệt độ
sôi
3-buồng tách hơi thứ và sữa cô
đặc
3.6. THIẾT BỊ SẤY PHUN
Hệ thống sấy phun gồm các bộ phận chính
là buồng sấy phun, cơ cấu phun caloriphe để cấp nhiệt cho tác nhân sấy, hệ thống
quạt hút và hệ thống thu hồi sản phẩm.
- Cơ cấu
phun
Cơ
cấu phun có chức năng đưa nguyên liệu vào trong buồng sấy dưới dạng hạt mịn. Quá
trình tạo sương mù sẽ quyết định kích thước các giọt lỏng và sự phân bố của chúng
trong buồng sấy, do đó sẽ ảnh hưởng đến giá trị bề mặt truyền nhiệt và tốc độ
sấy Hiện nay có ba dạng cơ cấu phun sương: đầu phun áp lực, đầu phun ly tâm, dầu
phun khí dộng
- Tác
nhân sấy
Không khí
nóng là tác nhân sấy thông dụng nhất.
- Hệ
thống thu hồi sản phẩm
Bột sản
phẩm sau khi sấy phun được thu hồi tại cửa đáy buồng sấy. Để tách
sản
phẩm ra
khỏi khí thoát hiện nay người ta sử dụng phương pháp lắng xoáy ly tâm, sử dụng
cyclon. Khí thoát có chứa các hạt sản phẩm sẽ đi vào cyclontừ phần đỉnh theo
phương pháp tiếp tuýên với thiết bị. Bột sản phẩm sẽ di chuyển theo quý x đạo
hình xoắn ốc và rơi xuống đáy cyclon. Không khí sạch thoát ra
ngoài theo cửa trên đỉnh cyclon.
-Quạt
Trong hệ thống sấy phun người ta sử
dụng quạt ly tâm nhằm vào các mục đích tăng lưu lượng những dòng tác nhân sấy;
vận chuyển bằng khí động bột sản phẩm sau khi sấy vào thiết bị bảo
quản…

1-Bộ phận
gia nhiệt không khí cho buồng sấy phun; 2- buồng sấy phun; 3- buồng sấy tầng
sôi; 4- bộ phận gia nhiệt không khí cho buồng sấy tầng sôi; 5-quạt cung cấp
không khí làm nguội; 6-quạt cung cấp không khí có độ ẩm thấp để làm nguội; 7-
rây bột sản phẩm.
Hệ
thống sấy phun hai giai đoạn được sử dụng rộng rãi do tiết kiệm được nhiều năng
lượng. Độ ẩm bột sản phẩm từ buồn sấy phun được hiệu chỉnh cao hơn 2-5% so với
giá trị độ ẩm cuối cùng. Phần ẩm còn lại sẽ được bốc hơi tiếp trong thiết bị sấy
tầng sôi. Các thông số hoạt động tương đương với hệ thống sấy phun một giai
đoạn

1- Bơm nguyên liệu; 2- các cơ cấu phun;
3- buồng sấy phun; 4- bộ phận lọc khí; 5- bộ phận gia nhiệt/làm nguội không khí;
6- bộ phận phân phối tác nhân sấy; 7-băng tải; 8,9-buuòng sấy kết thúc; 10-buồng
làm nguội sản phẩm; 11-bộ phận tháo sản phẩm; 12-cyclon thu hồi sản phấm;
12-quạt; 14-hệ thống thu hồi bột sản phẩm từ cyclon; 15-bộ phận xử lý sản phẩm;
16-bộ phận thu hồi sản phẩm.
Nguyên tắc
hoạt động:Bột sản phẩm thu được sau quá trình sấy phun sẽ được đưa xuống băng
tải (7) vào hai buồng sấy 8 và 9 để nước tiếp tục bốc hơi và độ ẩm sản phẩm theo
yêu cầu.Cuối cùng băng tải sẽ đưa vào buồng làm nguội 10 rồi qua 11 tháo sản
phẩm ra ngoài. Thiết bị 15 làm phá vỡ các chùm hạt trong khối sản
phẩm.

0 nhận xét:
Đăng nhận xét