SẢN XUẤT BIA PHẦN 2


2.2.3.2. Lên men chính

Dịch đường được cấy bổ sung oxy, làm lạnh đến nhiệt độ 100 C và tiếp men giống với tỷ lệ quy định để tiến hành lên men chính với thời gian và nhiệt độ thích hợp. Việc lên men có thể tiến hành trong các tank có bảo ôn được đặt ngoài trời với hệ thống kiểm soát tự động hóa.

Khí CO2 sinh ra trong quá trình lên men được thu hồi. Thời gian lên men chính thường là 5 – 7 ngày. Kết thúc lên men chính nấm men lắng xuống đáy các tank lên men và được cấy 1 phần để tái sử dụng cho lên men các tank tiếp theo hoặc được thải bỏ (gọi đó là men sữa). Kết thúc quá trình lên men chính, men sữa được thu hồi để tái sử dụng còn bia non được chuyển sang chế độ lên men phụ, ở điều kiện nhiệt độ thấp (0 – 50 C) và áp suất bề mặt 0,5 – 1 bar.

Mục đích của quá trình lên men chính là để tạo ra thành phẩm rượu etylic, CO2 và một số sản phẩm có trong bia thành phẩm nhằm định hình hương và vị của bia.
Sau quá trình lên men chính thì từ dịch đường houblon hóa đã được chuyển thành sản phẩm bia non, do tác động của tế bào nấm men. Tuy lượng chất hòa tan trong bia non là thấp hơn so với dịch đường trước khi lên men nhưng trong thành phần bia non là một hỗn hợp chất hòa tan, đảm nhận việc tạo hương vị đặc trưng của bia thành phẩm sau này. Ngoài hai sản phẩm chính là rượu etylic và khí CO2, trong quá trình lên men chính còn tạo ra nhiều sản phẩm bậc hai. Những sản phẩm này có vai trò quan trọng trong việc hình thành hương và vị của bia.
-   Lượng glixerin: có trong bia từ 2 – 3g/l được hình thành khi phân giải đường C6H12O6, sự có mặt của glixerin trong bia sẽ làm cho bia có vị mềm hơn, tăng độ đậm đà của sản phẩm và tăng khả năng giữ CO2.
-   Este: là sản phẩm bậc hai của quá trình lên men chính. Nó được hình thành là kết quả của sự phản ứng giữa axit bay hơi và không bay hơi với các loại rượu khác nhau. Tổng lượng este trong bia dao động vào khoảng 30 – 80mg/l. Este có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành hương thơm dịu của bia.
-   Andehit: là cấu tử được hình thành từ sự thay đổi chất ở nấm men hoặc có thể được tạo thành qua con đường oxy hóa các loại rượu. Lượng andehit làm tăng thêm hương cho bia
-   Diaxetyl: được tạo thành do quá trình hoạt động sống của tế bào nấm men, một chất lỏng màu vàng có khả năng kích thích rất mạnh lên hệ thần kinh con người gây đau đầu cho người uống. Giai đoạn đầu của lên men chính diaxetyl được tạo nên tương đối nhiều, nhưng quá trình lên men phụ và tàng trữ diaxetyl giảm đi rõ rệt, lượng diaxetyl quy định phải nhỏ hơn 0,2 mg/l, đây là cấu tử có ảnh hưởng xấu tới chất lượng của bia.
-   Axit hữu cơ: hàm lượng trung bình của chúng trong bia khoảng 150 – 200 mg/l. chúng được tạo thành do sự trao đổi chất của nấm men, vi khuẩn lactic…Một số axit hữu cơ thường có trong bia như axit axetic, axit photphoric…các axit hữu cơ này rất có giá trị trong việc hình thành chất lượng của bia.
-   Rượu bậc cao: thông thường hàm lượng rượu bậc cao có trong bia khoảng 50 – 60mg/l và khi tồn tại trong bia sẽ làm cho bia có hương, vị hơi khó chịu. Các loại rượu bậc cao đều gây ảnh hưởng xấu tới tính chất cảm giác của bia.
2.2.3.2. Lên men phụ
Dịch sau khi kết thúc giai đoạn lên men chính được chuyển sang giai đoạn lên men phụ để hoàn thiện chất lượng bia (tạo hương và vị đặc trưng). Quá trình lên men này diễn ra chậm, tiêu hao một lượng đường không đáng kể, bia được lắng trong và bão hòa CO2. Thời gian lên men từ  14 – 21 ngày hoặc hơn tùy từng loại bia.

Trong thời gian lên men phụ, nấm men trong bia non tiếp tục lên men lượng đường còn lại để tạo thành CO và các sản phẩm khác. Đồng thời trong lúc này lượng diaxetyl tạo thành ở giai đoạn lên men chính được chính nấm men khử và chuyển thành axeton, các chất hữu cơ tác dụng với rượu để tạo thành các este, tức là ở đây xảy ra các quá trình nhằm ổn định thành phẩm và tính chất cảm quan của sản phẩm. Qúa trình lên men phụ là quá trình quan trọng để ổn định thành phần chất lượng của bia (tạo hương vị, tạo bọt và giữ bọt cho bia) là quá trình khử rượu bậc cao, diaxetyl và andehit đến mức độ cho phép làm cho bia thơm hơn đồng thời nhiệt độ và áp suất thấp, bọt bia được tạo ra ở dạng liên kết bền vững, lâu tan và mịn. Khi độ đường giảm xuống còn 2,8 – 30S thì chuyển sang lên men phụ bằng cách đóng van đỉnh, mở 1/3 van giữa, ½ van đáy, đóng van thu hồi CO2 và hạ nhiệt độ tank lên men xuống còn 5(điều chỉnh nhiệt độ ở tủ điện). Sau 48h hạ nhiệt độ tank lên men xuống 2và duy trì nhiệt độ này từ 5 – 7 ngày. Áp suất tank lên men đạt 0,5 – 0,7 atm. Hàng ngày kiểm tra nhiệt độ, độ trong của bia, áp suất (thời gian lên men phụ 10 – 15 ngày, nhiệt độ 0 – 40C, kết thúc thời gian lên men phụ chuẩn bị đi lọc thì hạ nhiệt độ tank lên men xuống 0,5C. Một số lượng lớn nấm men giống sau khi sử dụng còn thừa lại, nếu không được xử lý có thể dẫn tới sự thối rữa và gây ô nhiễm môi trường, thường từ 10.000 hl bia một năm có thể tạo ra        15 – 18 tấn bã men cần được xử lý. Giải pháp tốt nhất đó là tận dụng để làm nguồn dinh dưỡng giàu vitamin và protein làm thức ăn gia súc, bã men phải được sấy khô nhanh chóng để bảo quản đồng thời giảm tác động của chúng đối với hệ vi sinh và hệ thống tiêu hóa của gia súc. Một hướng khác có thể được quan tâm đó là sử dụng nấm men trong ngành dược phẩm, phần nấm men tốt được tái sử dụng lại cho những lần lên men kế tiếp nhằm tiết kiệm chi phí và giống. Nấm men dư có hàm lượng hữu cơ cao, cần được thu hồi càng triệt để càng tốt để tránh COD cao trong nước thải, COD của nấm men bia là 180.000 – 220.000 mg/l. Nấm men được thu hồi triệt để không cho xả vào dòng thải đã góp phần làm giảm 360 – 880 g COD/ hl bia. Bia trong quá trình lên men phụ có  màu vàng óng.



 2.2.4. Lọc bia và bão hòa CO2
Lọc bia
Sau khi lên men bia được lọc để đạt được độ trong theo yêu cầu. Lọc bia được tiến hành bằng thiết bị lọc ống. Việc lọc bia luôn thực hiện với sự duy trì nhiệt độ lạnh cho bia trước và sau khi lọc khoảng 1 đến -1C. Tác nhân quan trọng để lọc bia là các loại bột trợ lọc (Điatimit).
Công suất lọc bằng bột trợ lọc, trung bình trong 1 giờ được 500 lít bia qua 1 m2 bề mặt lọc.
Tiêu hao bột trợ lọc / 1m2 bề mặt lọc khoảng 550 – 1000 g/1000 lít bia thành phẩm.
+ Sơ đồ lọc:






* Bão hòa CO2:
Khí CO2 trong bia là nhờ quá trình lên men rượu. Nấm men chuyển hóa đường thành rượu etylic và CO2 hòa tan trong bia, tuy nhiên do các công đoạn sau lên men (nhất là khâu lọc bia) CO2 bị thất thoát khá nhiều. Vì vậy phải tiến hành nạp đủ CO2 cần thiết cho bia, việc nạp được tiến hành bằng cách sục CO2 từ dưới lên nhằm tăng lượng CO2 hòa tan trong bia đảm bảo chất lượng của bia thành phẩm trước khi đóng chai, bom.
3. NHU CẦU NGUYÊN LIỆU CHO MỘT MẺ NẤU CỦA CÔNG TY
3.1. Nhóm nguyên liệu chính
3.1.1. Malt
 Malt: là nguyên liệu chính để sản xuất bia (chiếm 70%), thường được sử dụng 700 kg malt/l mẻ nấu và 50 kg malt lót. Malt chủ yếu được nhập từ Bỉ hoặc Anh. Mỗi đợt nhập từ 1 – 2 container khoảng 15 – 30 tấn.
+ Thành phần hóa học của malt đại mạc:
- Tinh bột: 55 – 65% tổng hàm lượng chất khô. 

- Protein: 8 – 12% tổng hàm lượng chất khô. 
- Chất béo: 2,5 – 3% tổng hàm lượng chất khô.
- Chất khoáng: 2,5 – 3% tổng hàm lượng chất khô.
- Pentozan: 8 – 9% tổng hàm lượng chất khô.
- Xenluloza: 4 – 5% tổng hàm lượng chất khô.
+ Chỉ tiêu đánh giá chất lượng malt: gồm chỉ tiêu cơ học, lý học và hóa học.

- Màu: có màu vàng óng như rơm .                          
- Mùi: có mùi thơm đặc trưng của malt.
- Vị: ngọt nhẹ.
- Hình dáng: to tròn, đều hạt.
- Trạng thái: malt phải xốp và khô.
- Tạp chất: cỏ dại  0,1%.
- Hạt gãy:  0,5% .
- Khối lượng: > 560 g/lít.
- Khối lượng hạt: 28 – 38 g/1000 hạt.
- Hạt có bột xốp: > 98%.
- Thời gian đường hóa: < 15 phút.
- pH: 5,5 – 6,5.
- Polyphenol từ 5 – 8 %.
- Chất đạm toàn phần theo % chất khô: 11,5%.
- Độ ẩm < 5%.
- Độ hòa tan tính theo chất khô 76 – 81, 7%.
- Độ mầu của nước nha 0,18 – 0,3 ml (0,1 N dung dịch iot trong 100 ml nước).
 3.1.2. Gạo
Dùng để thay thế một phần lượng malt (chiếm 30%), giảm giá thành sản phẩm mà chất lượng không thua kém so với sử dụng malt đại  mạch. Mức tiêu thụ thường là 300 kg gạo/ 1 mẻ nấu. Nhập tại cửa hàng Lương thực - TN.

+ Thành phần hóa học của gạo.                       
- Tinh bột: 70 – 75% chất khô.
- Protit: 7 – 8% chất khô.
- Chất béo: 1 – 1,5% chất khô.
- Chất khoáng: 1 – 1,2% chất khô.
- Xenlulose: 0,5 – 0,8% chất khô.                                                    
+ Chỉ tiêu đánh giá chất lượng gạo:                                                  
- Hình thái: trắng, nhẵn bóng, đều hạt, không lẫn sỏi đá, trấu, không mối mọt, không vón cục.
- Tạp chất: tối đa 0,03%.
- Thóc: tối đa khoảng 15 hạt/ 1kg gạo.
- Tạp chất vô cơ: < 0,01%, cám < 0,01%.
- Mức tấm: < 30%.
- Mức trắng:  65%.
- Gạo đớn hoặc gãy đôi:  2 – 3%.
- Tấm mẩu: lọt qua lỗ sàng 1,5 mm < 1%.
- Độ hòa tan: 75%.
- Chất có khối lượng hòa tan ban đầu > 86%.
- Độ ẩm < 13%.
- Không vận chuyển gạo với các loại hóa chất khác.
3.1.3. Hoa houblon
Là nguyên liệu cơ bản thứ hai sau malt đại mạch, dùng để tạo hương vị cho bia, làm bia có vị đắng, vị thơm, hương thơm rất đặc trưng, làm tăng khả năng tạo và giữ bọt, làm tăng độ bền keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm. Được sử dụng dưới dạng hoa tự nhiên, hoa viên hoặc cao. Mức tiêu thụ cho một mẻ nấu đối với hoa viên là 2 kg và đối với cao hoa là 0,5 kg. Hoa được nhập từ Đức hoặc Tiệp, mỗi đợt từ 1 – 2 tạ.

+ Thành phần hóa học của hoa houblon tính theo % chất khô:
- Độ ẩm: 11 – 12%.
- Xenlulose: 12 – 14%.
- Các chất đắng bao gồm humulon và lupulon: 18 – 21%.
- Các chất chứa Nitơ: 10 – 21%.
- Este:  0,4%.
- Tanin:  3%.
- Những chất trích ly không có nitơ: 26 – 29%.
- Tro: 5 – 8%.
+ Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoa: gồm chỉ tiêu cảm quan và hóa học.
- Màu vàng óng ánh.
- Mùi thơm đặc biệt, dễ bay hơi, dễ nhận mùi.
- Dánh cánh hoa to đều.
- Phấn hoa vàng phân bố đều trong cánh hoa.
- Tạp chất: < 1,5% cành, lá.
- Resines: > 13%.
- Gesines: 2,9%.
- Đắng: 15 – 21%.
- Tanin: 2,5 – 6%.
- Đạm toàn phần: > 0,5%.
- Độ ẩm: 10 – 12%.
- Tro: 5 – 18%.
- Xenlulose: 12 – 14%.
- Tổng nhựa: 40%.
3.1.4. Nước
Là nguyên liệu cơ bản nhất không thể thay thế được trong công nghệ sản xuất bia. Trong thành phần hàm lượng nước chiếm 80 – 90%. Do nhà máy nước TN cung cấp, được sử dụng trong quá trình nấu, làm lạnh, rửa chai, thanh trùng, làm nguội, tráng và vệ sinh thiết bị, nấu và rửa bã, vệ sinh nhà xưởng…
Thành phần hóa học chất lượng của nước ảnh hưởng trực tiếp tới các quá trình công nghệ và chất lượng của bia thành phẩm. Với một lượng nước được sử dụng rộng rãi như vậy thì việc xử lý nước để có thành phần và tính chất thích hợp với từng mục đích sử dụng trong sản xuất bia là điều hết sức cần thiết.

+ Chỉ tiêu nước dùng trong sản xuất bia.
- Màu sắc: trong.
- Mùi: không mùi, không vị lạ, không chứa các chất gây mùi khó chịu như H2S, Cl2, NH3.
- Nước dùng trong sản xuất bia phải có độ cứng tạm thời < 7 mg đương lượng/ lít.
- Độ pH: 6,5 – 7.
- Độ cứng vĩnh cửu: 0,4 – 0,7 mg đương lượng/ lít.
- Hàm lượng muối Ca: < 100 mg/l.
- Hàm lượng muối Mg: < 80 mg.
- Hàm lượng CaSO4: 150 – 200 mg/l.
- Hàm lượng muối Cl < 75 – 150 mg/l.
- Các kim loại nặng: không có.
- Vi sinh vật: < 100 tế bào/ ml.
- Vi sinh vật gây bệnh: không có.
3.1.5. Nấm men
Được lấy từ Viện công nghệ thực phẩm. Sử dụng trong quá trình lên men bia, thường sử dụng loại nấm men chìm Saccharomyces carlsbergensis.

+ Yêu cầu kỹ thuật đối với giống nấm men để sản xuất bia:
- Nấm men bia phải được nhân giống từ chủng thuần khiết và một đời men giống có thể sử dụng được 6 – 10 chu kỳ lên men
- Giống nấm men phải thích ứng được với những điều kiện như: nhiệt độ, pH, thành phần môi trường…
- Số lượng men giống ít nhất phải đạt từ 8 – 10.106 tế bào/ 1 cm3 khi cho vào để lên men dịch đường.
3.2. Nhóm các chất phụ gia
·  Bột trợ lọc: Lượng bột trợ lọc (Diatomit) dùng trong lọc bia còn phụ thuộc vào loại nấm men, loại bia, thời gian và nhiệt độ lên men.
·  NaOH: Dùng vệ sinh thiết bị và rửa chai. Mức dùng 5 – 10 kg xút 30%/ 1000 lít bia. Mức tiêu thụ xút cao chứng tỏ việc thu hồi xút từ quá trình vệ sinh kém hoặc quá trình rửa chai có vấn đề. Nếu nước thải không được trung hòa thì khi mức dùng xút cao dẫn đến Ph của nước thải rất cao.
·  Axit, H2O2: Mức tiêu thụ phụ thuộc vào hệ thống CIP.
·  CO2: Để sử dụng cho quá trình bão hòa và chiết chai / keg. Trong quá trình lên men đường được nấm men chuyển hóa thành etanol và CO2. Có thể thu hồi được 3 – 4 kg từ lên men 100 lít dịch đường, phụ thuộc vào nồng độ dịch đường. Lượng CO2 do nồi hơi phát thải do đốt nhiên liệu có thể thu hồi và sử dụng.
·  Enzyme amilaza: tác nhân cho quá trình nấu cháo, khối lượng sử dụng là 0,2 kg/ 1 mẻ.
·  Các hóa chất CaCl2, CaSO4: được dùng là tác nhân trong quá trình nấu. Khối lượng sử dụng là 1,5 kg/ 1 mẻ nấu
·  Bột trợ lắng whifloc: dùng làm tác nhân cho quá trình lắng. Cứ 0,1 kg bột trợ lắng cho 7000 lít bia
·  Nhiệt: phục vụ cho quá trình nấu, đường hóa, nấu hoa, hệ thống vệ sinh và tiệt trùng, hệ thống rửa chai, thanh trùng bia. Trong đó tiêu thụ nhiệt nhiều nhất là nồi nấu hoa, chiếm đến 30 – 40% tổng lượng hơi dùng trong nhà máy.
·  Điện: Do điện lực TN cung cấp, sử dụng cho các khu vực chiết chai, máy lạnh, khí nén, thu hồi CO2, xử lý nước thải, điều hòa không khí, các khu vực khác như bơm, quạt, điện chiếu sáng.
·  Than: dùng để cấp nhiệt cho nồi hơi được sử dụng từ 4 – 5 tạ/ 1 ngày từ Khánh Hòa – TN
·  Nguyên liệu đóng gói: Chai, nút, nắp, nhãn…
3.3. Nhóm nguyên liệu thay thế
3.3.1. Ngô
Cũng được dùng làm nguyên liệu thay thế 1 phần malt đại mạch. Ngô có các loại như ngô đá, ngô bột, ngô đường, ngô nếp…Các loại ngô có thành phần hóa học rất khác nhau.


+ Thành phần hóa học cơ bản của ngô gồm:
- Tinh bột: 65%.
- Protit: 7 – 11%.
- Chất béo: 4,5 – 5%.
- Penrozan: 6 – 7%.
- Xơ: 2 – 3%.
- Chất khoáng: 1,5 – 2%.
- Đường (chủ yếu là đường Saccaroza): 1,5%.
Đặc điểm cơ bản của ngô là phôi rất lớn 9 – 12% khối lượng hạt, trong phôi hàm lượng chất béo lại quá cao 23 – 45%. Vì hàm lượng chất béo trong bia khá lớn dễ bị oxy hóa gây mùi vị xấu do đó làm giảm chất lượng của bia thành phẩm. Cho nên khi dùng ngô làm nguyên liệu thay thế để có hiệu quả phải tách bỏ phôi và vỏ trước lúc đưa vào chế biến dịch đường.
3.3.2. Tiểu mạch
Về hình dáng bên ngoài và cấu trúc thì gần giống hạt đại mạch, có điểm khác dễ nhìn thấy là tiểu mạch không có lớp vỏ trấu. Mặt khác lớp vỏ hạt trong cùng liên kết với nội nhũ chặt hơn so với đại mạch.
+ Thành phần hóa học hạt tiểu mạch.
- Tinh bột: 60 – 65%.
- Saccharoza: 2,5 – 3%.
- Glucoza và Maltoza: 2%.
- Protein: 12 – 13%.
- Chất béo: 1,5 – 2%.
- Xenluloza: 2,5 – 3%.
- Chất khoáng: 1,5 – 2%.
Tuy nhiên tiểu mạch ít được sử dụng để sản xuất bia do khi bột tiểu mạch tiếp xúc với nước thì protein của chúng dễ dàng tham gia quá trình hydrat hóa để tạo thành phức chất keo tụ. Phức chất này có đặc điểm là rất dai và dẻo có thể kéo thành sợi một cách dễ dàng, chúng thường được dùng để sản xuất mì sợi, bánh mì, bánh qui…
3.3.3. Đường mía và đường củ cải
Là loại nguyên liệu chất lượng cao, dùng để thay thế một phần malt đại mạch. Thông thường thì 2 loại đường này được đưa vào sử dụng ở dạng hạt sau khi đã tinh chế, với hàm lượng đường tinh khiết không dưới 98%. Lượng saccharoza đưa vào thay thế không nên vượt quá 20% so với chất lượng khô đã được trích ly từ malt vào dịch đường.
3.3.4. Đường thủy phân
Nhận được bằng cách thủy phân tinh bột khoai tây hoặc tinh bột ngô bằng axit, sau đó trung hòa, lọc và cô chân không đến 77 – 84% chất khô. Ngoài glucoza (63 – 75%) còn có dextrin bậc thấp (3 – 16%), tro và một số thành phần khác. Lượng đường thủy phân dùng thay thế malt đại mạch thông thường là 10 – 15% thì không gây ảnh hưởng xấu đến quá trình lên men bia.
3.3.5. Đường invertaza (hỗn hợp Glucoza và Fructoza)
Nhận được bằng cách thủy phân dung dịch 80% đường củ cải bằng axit, sau đó trung hòa, lọc. Hỗn hợp thu được là 30 – 40% đương nghịch đảo, 20 – 30% nước, 30 – 35% sacchroza, 3 – 5% chất tro và một số thành phần khác. Loại đường này chỉ được sử dụng trong sản xuất bia đen với mục đích tăng cường độ màu của bia sản phẩm.
3.3.6. Xiro tinh bột

Nhận được bằng cách thủy phân tinh bột khoai tây hoặc tinh bột ngô bằng axit, sau đó trung hòa, lọc. Qúa trình thủy phân không cho tiếp diễn tới cùng sẽ cho một hỗn hợp gồm 35 – 45% dextrin, 32 – 40% glucoza, 15 – 20% nước, 1 – 1,5% tro và một số thành phần khác. Tỷ lệ xiro tinh bột thay thế malt là 10 – 15% sẻ không gây ảnh hưởng xấu đến tiến trình lên men và chất lượng bia sản phẩm.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét