CHẢ CÁ VIÊN TƯƠNG TƯ


Chương 1
Sơ lược về chả cá.

Chả cá là món ăn được nhiều người Việt ưa chuộng. Chả cá có thể ăn không, ăn kèm các loại rau thơm, nước chấm hoặc ăn chung với các loại bún… Tùy theo nhu cầu sử dụng mà chả cá có những hình dạng và kích thước khác nhau (hình cầu, hình que, hình miếng tròn…). Nguyên liệu để làm chả cá cũng rất phong phú, từ các loại cá sông như cá Lăng, cá Quả, cá Thác lác… Cho đến các loại cá biển như cá Hố, cá Nhồng, cá Thẩn… hay đặc biệt hơn là cá Thu. Vì các nguyên liệu này không có thường xuyên với số lượng nhiều hoặc quá đắt nên việc sản xuất các loại chả cá trên chỉ mang tính thời vụ không đáp ứng được nhu cầu sản xuất liên tục và xuất khẩu của các công ty hiện nay.
Chả cá là món ăn nhanh, gọn thường được dùng làm món khai vị hay món ăn dặm trong các buổi dã ngoại. Chỉ cần chiên lên hoặc hấp là có thể sử dụng ngay. Nhưng vẫn còn một  bất lợi nhoo nhỏ là khi dùng chả cá thì phải mua thêm tương ớt hay nước sốt hoặc phải làm nước chấm như thế thì các buổi di chơi xa, tiệc ngoài trời phải mang thêm dụng cụ thật cồng kềnh và bất tiện. Hơn thế nửa, khi phải chấm chả cá với nước chấm hay tuong ớt thì mùi vị đầu tiên khi ăn chả cá là mùi vị của nước chấm như thế sẽ làm giảm đi khả năng cảm nhận của người dùng.
Đó là lý do em tạo ra món chả cá này. Chả cá là món chả cá được làm từ nguyên liệu chính là cá Basa, một nguồn nguyên liệu dồi dào, có quanh năm và giá thành cũng rất hợp lý. Bên trong lớp cá là một viên nhân hình tròn gồm có nước sốt ớt với cà chua và một số gia vị khác bọc trong lớp màng bằng ruột heo. Như thế chúng ta sẽ không phải mang thêm nhiều vật dụng khi đi xa. Ngoài ra khi ăn loại chả cá này sẽ làm cho ta có một cách nhìn nhận khác về món ăn. Khi cắn viên chả cá trong miệng, viên nhân sẽ vỡ tung và nước sốt chua cay sẽ bắn ra tung tóe trong miệng giống như núi lửa đang phun trào. Đó chính là niềm vui khi dùng loại chả cá này.
Phân tích rủi ro của sản phẩm
            Đây là sản phẩm chả cá nhồi nhân nên việc dùng que ăn như bình thường là không thể. Hơn nửa, nhân của chả cá là nước sốt cà chua với ớt nên sản phẩm sẽ hơi cay nên những người không ăn được cay sẽ khó sử dụng được sản phẩm. Sở thích ăn cay của mỏi người cũng khác nhau nên phải có những sản phẩm với hương vị khác nhau để đáp ứng nhu cầu.
            Công ty cũng sẽ hạn hẹp về kinh phí quảng cáo vì đây là khâu tốn quá nhiều kinh phí.


Chương 2
Sản phẩm mới.
1.      Nguyên liệu.
1.1.           Cá Basa:
Cá ba sa, còn có tên gọi là cá giáo, cá sát bụng, là loại cá da trơn có trị kinh tế cao, được nuôi tập trung tại nhiều nước trên thế giới. Theo hệ thống phân loại Tyson Roberts, cá ba sa thuộc họ Pangasiidae, giống Pangasius, loài P. bocourti. Về ngoại hình, cá ba sa rất dễ phân biệt đối với các loài khác trong họ Cá tra. Thân ngắn hình thoi, hơi dẹp bên, lườn tròn, bụng to tích lũy nhiều mỡ, chiều dài tiêu chuẩn bằng 2,5 lần chiều cao thân. Đầu cá ba sa ngắn hơi tròn, dẹp đứng. Miệng hẹp, chiều rộng của miệng ít hơn 10% chiều dài chuẩn, miệng nằm hơi lệch dưới mõm. Dải răng hàm trên to rộng và có thể nhìn thấy được khi miệng khép lại, có 2 đôi râu, râu hàm tren bằng 1/2 chiều dài đầu; râu hàm dưới bằng 1/3 chiều dài đầu. Răng trên xương khẩu cái là một đám có vết lõm sâu ở giữa và hai đám răng trên xương lá mía nằm hai bên. Có 40 - 46 lược mang trên cung mang thứ nhất, vây hậu môn có 31 - 36 tia vây. Răng vòm miệng với dải răng trên xương khẩu cái ở giữa và răng trên xương lá mía ở 2 bên. Chiều cao của cuống đuôi hơn 7% chiều dài chuẩn. Mặt lưng có màu nâu, mặt bụng có màu trắng.
Cá ba sa phân bố rộng ở MyanmaJavaThái LanCampuchiaViệt Nam. Cá sống chủ yếu ở những sông rộng nước chảy mạnh. Đây là đối tượng nuôi nước ngọt có sản lượng xuất khẩu lớn nhất hiện nay. Nghề nuôi cá basa trong bè rất phát triển trên thế giới dưới mô hình nuôi mang tính công nghiệp với mật độ cao, năng suất trung bình 130 - 150 kg/m³/năm. Hiện nay có khoảng 4.000 bè nuôi, sản xuất trên 40.000tấn/năm. Cá sống đáy ăn tạp thiên về động vật. Cá giống thả nuôi trong bè cỡ 80 - 150g/con, được nuôi với khẩu phần cho loài ăn tạp (50% cám, 30% rau, 20% cá và bột cá) sau 10 - 11 tháng đạt trọng lượng 800 - 1500g/con. Cá tăng trưởng nhanh trong tự nhiên, một năm tuổi 0,7kg, hai năm tuổi 1,2kg, kích cỡ tối đa khoảng gần 1m, trọng lượng 15-18kg.
Ở Việt Nam hai họ chính trong bộ cá trơn được nghiên cứu là họ Pangasiidae và Clariidae. Trong họ Pangasiidae 2 loài cá ba sa và cá tra là cá nuôi kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt trong hình thức nuôi tăng sản. Hằng năm nghề nuôi cá bè cung cấp hàng ngàn tấn cá ba sa cho thị trường trong nước, thêm vào đó là hàng ngàn tấn nguyên liệu cho thức ăn gia súc. Nếu trong năm 1993 sản lượng nuôi bè ở miền Nam Việt Nam ước lượng vào khoảng 17.400 tấn hầu hết là từ các bè nuôi sông Mê Kông, thì chỉ riêng cá ba sa đã chiếm 3/4sản lượng này (13.400 tấn). Trong năm 1996 sản lượng loài cá này khoảng 15.000 tấn.
Cá Basa là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản đang được phát triển với tốc độ nhanh tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre...) và là một trong những loài cá có giá trị xuất khẩu cao. Cá Basa của Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng vì màu sắc cơ thịt trắng, thịt cá thơm ngon hơn so với các loài cá da trơn khác. Trong dinh dưỡng học người ta đã biết cá là một món ăn quý có nhiều protein, nhiều chất khoáng quan trọng và có gần đủ các loại vitamin, đặc biệt nhiều vitamin A và D trong gan cá và một số vitamin nhóm B. Hơn thế nữa, cá Basa là hai loài có giá trị dinh dưỡng cao vì thành phần dinh dưỡng chứa nhiều chất đạm, nhiều EPA và DHA, ít cholesterol. Lượng protein trong cá Basa vào khoảng 23% đến 28%, tương đối cao hơn các loài cá nước ngọt khác (16-17% tùy loại cá). Các protein của cá đều dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn thịt. Quan trọng hơn nữa là thành phần các protein trong cá Basa vừa có chứa đầy đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể lại vừa có tỷ lệ các acid amin thiết yếu (EAA) rất cân bằng và phù hợp với nhu cầu EAA của con người. Về chất béo, hàm lượng chất béo trong cá Basa ít hơn so với thịt nhưng chất lượng mỡ cá lại tốt hơn. Các acid béo chưa no hoạt tính cao chiếm từ 50% đến 70% trong tổng số lipid bao gồm oleic, linoleic, linolenic, arachidonic, klupanodonic... Các acid béo này là vật chất quan trọng hỗ trợ cho nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn. Nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện rằng trong chất béo chưa bão hòa của cá Basa có chứa nhiều acid béo Omega_3 (EPA và DHA). Đây là các acid béo quan trọng mà cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được nên bắt buộc phải được cung cấp từ thức ăn. Ngày nay, các nhà khoa học đã cho biết thêm hàm lượng Cholesterol trong cá Tra, Basa cực kỳ thấp, chỉ chiếm khoảng 0.02% thành phần thịt cá (cụ thể là xấp xỉ 22mg đến 25mg trên 100g cá thành phẩm ăn được).
Thành phần dinh dưỡng trên 100g thành phẩm ăn được
Tổng năng lượng cung cấp (calori)
Chất đạm (g)
Tổng lượng chất béo (g)
Chất béo chưa bão hòa (có DHA, EPA) (g)
Cholesterol
(%)
Natri
(mg)
170
28.03
7.02
5.00
0.022
70.6


1.2.           Cà chua:
Cà chua là một loại rau quả làm thực phẩm. Quả ban đầu có màu xanh, chín ngả màu từ vàng đến đỏ. Cà chua có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitaminC và A. Cà chua có nguồn gốc từ châu Mỹvà phổ biến ra Thế giới sau khi thế kỷ 16. Trong cà chua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như carotenelycopenevitaminvà kali. Tất cả những chất này đều rất có lợi cho sức khoẻ con người. Đặc biệt cái loại vitamin B, vitamin C và beta carotene giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hoá của cơ thể, giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư.
Theo phân tích, trong 100g cà chua có chứa:
·        2,2mg đường.
·        8mg canxi.
·        3,7mg kali.
·        0,4mg sắt.
·        0,3mg carotene.
·        0,6mg nitơ.
·        Vitamin A, B1, B2, C, P và các axit hữu cơ.
Đặc biệt, các vitamin trong cà chua không bị mất đi trong quá trình chế biến, nấu nướng. Màu đỏ của cà chua khi chín cũng cho thấy hàm lượng vitamin A trong cà chua rất cao, trung bình một quả cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được một lượng thiết yếu vitamin và muối vô cơ cho cơ thể. Các axit hữu cơ trong cà chua có tác dụng bảo vệ lượng vitamin cho cà chua ít bị phân hủy trong quá trình đun nấu. Một số nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh, cà chua có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu, từ đó sẽ ngăn chặn được tình trạng xơ vữa động mạch và các nguy cơ dẫn tới đột quỵ. Cà chua có tác dụng kích thích tiết ra nước bọt, để trợ giúp cho quá trình tiêu hóa của cơ thể được dễ dàng. Khi thời tiết nóng bức, trong người thấy khô háo, nếu sử dụng cà chua nấu canh sẽ giúp cho người khoan khoái, dễ chịu, giúp ăn ngon miệng hơn.
Một số công trình nghiên cứu đã cho thấy, cà chua có tác dụng phòng chống một số căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. Lý do, trong cà chua có chứa lycopene - đây là chất có tác dụng chống ôxy hóa rất quan trọng, làm tiêu diệt một số tế bào có nguy cơ gây ung thư. Một cuộc khảo cứu của các nhà khoa học Đan Mạch trên 220 người đàn ông có tiền sử về bệnh tim mạch và những người đàn ông khỏe mạnh cho thấy, những người có hàm lượng lycopene trong cơ thể cao sẽ ít có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, các sắc tố hồng trong cà chua có tác dụng làm hòa tan mỡ và đường giống như carotene. Khi cà chua đã chín mọng, nếu phơi nắng cà chua từ 12 giờ trở lên, sắc hồng tố trong cà chua sẽ bị hao hụt. Cũng giống như hồng tố trong cà rốt, hồng tố trong cà chua khó hấp thu, vì vậy khi chế biến cần cho ít dầu, mỡ vào xào nóng để cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất này. Còn theo y học cổ truyền, ăn cà chua còn có tác dụng mát máu, ổn định gan, giải nhiệt, giải độc, rất thích hợp cho những người bị chảy máu chân răng, người bị cao huyết áp, người cơ thể nóng nhiệt. Bởi thế, ăn cà chua không còn là một sở thích mà còn có tác dụng nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Vì vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày bạn nên sử dụng đều đặn cà chua để chế biến nhiều dạng món ăn.
1.3.           Ớt
Ớt, là một loại quả thuộc các cây thuộc chi Capsicum của họ Cà (Solanaceae). Ớt là một loại quả gia vị cũng như lọai quả làm rau phổ biển trên thế giới. Ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ; ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng làm gia vị, rau, và thuốc. Ớt đã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7500 năm trước Công nguyên và có lẽ sớm hơn. Có những bằng chứng khảo cổ ở các khu vực ở tây nam Ecuador cho thấy ớt đã được thuần hóa hơn 6000 năm về trước, và là một trong những loại cây trồng đầu tiên ở châu Mỹ. Người ta cho rằng ớt đã được thuần hóa ít nhất năm lần bởi những cư dân tiền sử ở các khu vực khác nhau của Nam và Bắc Mỹ, từ Peru ở phía nam đến Mexico ở phía bắc và một số vùng của các bang Colorado và New Mexico bởi Các dân tộc Pueblo Cổ đại).
Cây ớt là cây gia vị, thân thảo, thân dưới hóa gỗ, có thể sống vài năm, có nhiều cành, nhẵn; lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn; hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả ớt có nhiều tên gọi khác nhau như Lạt tiêu, Lạt tử, Ngưu giác tiêu, Hải tiêu... Quả ớt mọc rủ xuống đất, chỉ riêng ở cây ớt chỉ thiên thì quả lại quay lên trời. Các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh.
Cây ớt phát triển tốt ở đất thịt nhẹ, đất pha cát dễ thoát nước. Hạt ớt nảy mầm ở 25 - 30ºC, dưới 10ºC hạt không mọc. Thời kỳ ra hoa cần nhiệt độ 15 - 20ºC, cần nhiều ánh sáng. Cây ớt có khả năng chịu hạn cao, lúc ra hoa chỉ cần độ ẩm trên 70%. Song không chịu được úng, độ ẩm trên 80%, bộ rễ kém phát triển, cây còi cọc.
Các loài phổ biến nhất của ớt là:
  • Capsicum annuum, bao gồm nhiều loại khác nhau như bell pepper, paprika, cayenne, jalapeños, và chiltepin.
  • Capsicum frutescens, bao gồm cả ớt tabasco.
  • Capsicum chinense, bao gồm cả loài ớt cay nhất như naga, habanero và Scotch bonnet.
  • Capsicum pubescens, bao gồm cả ớt rocoto Nam Mỹ.
  • Capsicum baccatum, bao gồm cả ớt aji Nam Mỹ.
Ở Việt Nam, cây ớt là một loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao, được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Những năm gần đây, một số tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng cũng đã bắt đầu trồng ớt với diện tích lớn, nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, các công ty sản xuất các mặt hàng thực phẩm để tiêu thụ và xuất khẩu, đem lại lợi nhuận cao.

Phân loại ớt dân gian ở Việt Nam

·        Ớt Capsicum chinense - hay ớt kiểng nhiều màu sắc thường dùng trang trí, không cay. Thường có rất nhiều màu, trái to, nhỏ, hay tròn như cà hay hình giọt nước.
·        Ớt hiểm - Ớt Thái Lan - Ớt Chili - Ớt Capsicum frutescens : Được xem là ớt cay, có 3 màu; trắng, đỏ và vàng trên cùng một cây.
·        Ớt Đà Lạt, còn gọi là ớt tây hay ớt trái
·        Ớt sừng trâu là loại phổ biến nhất hiện nay được sử dụng trong hầu hết cách chế biến.
Bên cạnh là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn, giúp làm tăng cảm giác ngon miệng, ớt còn là một vị thuốc rất quý trong y học cổ truyền, có thể chữa được nhiều căn bệnh một cách hữu hiệu. Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng, có tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư...). Do vậy ớt thường được dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn... Nghiên cứu của y học hiện đại cũng thống nhất với y học cổ truyền về tác dụng chữa bệnh của ớt. Ngoài ra, trong quả ớt còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin C, B1, B2, acid citric, acid malic, beta caroten…
1.4.           Tỏi:
Tỏi là cây nhỏ mọc tử củ lên. Cây cao chừng 20 – 40 cm. Thân giả mang nhiều lá dài, hẹp. Giữa củ mọc lên một cuống mang một số hoa ở đỉnh, bọc trong một mô mong. Hoa tỏi có màu trắng hay phớt hồng. Nước ta trồng tỏi vào khoảng 10 - 11 dương lịch trên nền đất tơi xốp nhiều mùn. Tỏi củ sẽ được thu hoạch vào tháng 1 năm sau, phơi khô, treo mái hiên hay gác lên nóc nhà dùng dần.
Trong tỏi có một ít iod, protein và tinh dầu. Cứ 100kg tỏi củ sẽ thu được 60 – 200 gam tinh dầu. Hoạt chất dùng làm thuốc của tỏi là aliin C6H10 OS2. Aliin có ở tinh dầu tỏi. Nó là một hợp chất chứa sunfua có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh với tụ liên cầu: Staphylococcus, Streptococus; vi khuẩn gram (-): Salmonella, E.coli, tả, lỵ, trực khuẩn gây bệnh bạch hầu và vi khuẩn gây thối rữa. Trong tỏi tươi, không có chất alixin ngay mà có chất aliin, một axit amin. Dưới tác dụng của men alinaza (cũng có trong củ tỏi) aliin bị thuỷ phân mới cho chất alixin. Quá trình thuỷ phân của aliin chỉ xẩy ra khi nó gặp men alinaza trong môi trường nước. Điều này giải thích cho ta tại sao khi sử dụng tỏi cần phải nghiền hay gĩa nát rồi ngâm trong nước cất lạnh.
1.5.           Hành:
Hành, đôi khi được gọi là hành ta (để phân biệt với hành tây tức Allium cepa) có danh pháp khoa học là Allium fistulosum thuộc họ Hành (Alliaceae). Trong các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Anh chẳng hạn nó có tên là Welsh oniongreen onion (hành lá), bunching onion (hành bụi) và scallion (hành tươi), nhưng ngoại trừ tên đầu tiên ra thì các tên còn lại mang tính chất chỉ công dụng hay đặc điểm chính của nó nhiều hơn là mang tính khoa học và dễ gây nhầm lẫn, do các loại như hành tây và hẹ tây đôi khi cũng được sử dụng các từ này để chỉ.
Hành ta không bao giờ có củ to và chắc như hành tây và cán hoa (tức lá hành) của nó là rỗng và mềm. Bên cạnh việc sử dụng làm hành tươi hay hành lá trong nấu ăn thì chúng còn được sử dụng như là cây cảnh khi trồng thành bụi. Trong tiếng Nhật nó có tên là negi và là một thành phần quan trọng trong nghệ thuật ẩm thực truyền thống Nhật Bản.
1.6.           Đường tinh luyện
Đường dùng trong sản xuất mì ăn liền là đường tinh luyện có tác dụng tạo vị cho sản phẩm, là thành phần của gói nêm. Ngoài ra hàm lượng đường ảnh hưởng đến chất lượng bột nhào.
Các chất nhiểm bẩn ở mức tối đa:
Asen (As)                              1 mg/kg.
Đồng (Cu)                              2 mg/kg.
Chì (Pb)                                 0,5 mg/kg.

Bảng 2.12 Chỉ tiêu cảm quan của đường (TCVN 1695 – 1987)
Các chỉ tiêu
Yêu cầu
Hình dạng
Dạng tinh thể tương đối đều, tơi khô, không vón.
Mùi vị
Tinh thể cũng như dung dịch đường trong nước cất có vị ngọt, không có mùi vị lạ.
Màu sắc
Tất cả tinh thể đều trắng óng ánh. Khi pha trong dung dịch nước cất thì thu được dung dịch trong suốt

Bảng chỉ tiêu hóa lý (TCVN 1695 – 1987)
STT
Tên chỉ tiêu
Mức
1
Độ Pol, (oZ)
≥  99,80
2
Hàm lượng đường khử, % khối lượng (m/m)
≤ 0,03
3
Tro dẩn điện, % khối lượng (m/m)
≤ 0,03
4
Sự giảm khối lượng khi sấy ở 105oC trong 3 giờ, % khối lượng (m/m)
≤ 0, 05
5
Độ màu, đơn vị ICUMSA
≤ 30

1.7.           Muối ăn
 Muối ăn được đưa vào bột nhào có tác dụng làm tăng thêm vị của sản phẩm, tăng độ dai cho sợi mì, giảm hoạt động của enzyme và các vi sinh vật trong khối bột nhào. Muối sản xuất mì cần đạt những tiêu chuẩn về cảm quan và hóa lý.
Hàm lượng  muối vào với tỷ lệ 1-1,2%. Khi cho muối vào, Na+ có tác dụng làm cho Gluten liên kết thêm với nhau, sợi mì sản xuất có độ dai lớn. Lượng muối đưa vào quá lớn sẽ có tác dụng ngược lại, cạnh tranh nước với  Gluten, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Ngoài ra muối an còn là thành phần chính trong gói dầu và gói nêm.
Bảng yêu cầu kỹ thuật của muối (TCVN 3974-84)
Tên chỉ tiêu
Thượng hạng
Hạng 1
Hạng 2
Hàm lượng NaCl, tính theo % khối lượng khô, không nhỏ hơn
97,00
95,00
93,00
Hàm lượng chất không tan trong nước, tính theo % khối lượng khô, không lớn hơn
0,25
0,40
0,80
Hàm lượng ẩm, tính theo %, không lớn hơn
9,50
10,60
10,50
Hàm lượng các ion tính theo % khối lượng khô, không lớn hơn
Ca2+
Mg2+
SO42-


0,30
0,40
1,10


0,45
0,70
1,80


0,55
1,00
2,35

Bảng chỉ tiêu cảm quan của muối
Tên chỉ tiêu
Thượng hạng
Hạng 1
Hạng 2
Màu sắc
Trắng trong, trắng
Trắng, ánh xám, ánh vàng, ánh hồng
Trắng xám, trắng nâu
Mùi vị
Không mùi
Dung dịch muối 5% có vị mặn thuần khiết, không có vị lạ
Dạng bên ngoài và cỡ hạt
Khô ráo, sạch
Cỡ hạt 1 – 15mm



1.8.           Chất tạo vị
Chất tạo vị có tác dụng làm tăng thêm vị  ngọt thịt của sản phẩm. Chất tạo vị sử dụng bao gồm 2 loại:
·        Bột ngọt (glutamat Natri).
·        Ribotide (là protein ribo nucleic có trong thịt động vật, cho vị ngọt gấp 100 lần bột ngọt thường – siêu bột ngọt).
Chỉ tiêu cảm quan:
·        Trạng thái hình kim lớn hoặc nhỏ.
·        Màu sắc trắng trong.
·        Mùi vị đặc trưng của bột ngọt, không có mùi vị lạ.
·        Không có tạp chất nhìn bằng mắt thường.

Bảng chỉ tiêu hóa lý của bột ngọt
STT
Tên chỉ tiêu
Mức yêu cầu
1
Giảm khối lượng khi sấy 98oC trong 5 giờ (%)
≤ 0,5
2
Độ pH dung dịch 1:20
6,7 – 7,2
3
Hàm lượng clorua (%)
≤ 0,2
4
Hàm lượng chì (mg/kg)
≤ 5

1.9.           Dầu tinh luyện
Không dùng trực tiếp trong sản xuất sợi mì nhưng dầu tinh luyện là thành phần chính trong gói dầu có vai trò tạo cảm quan cho sản phẩm.
Chỉ tiêu của dầu tinh luyện:
·        Trạng thái dạng lỏng, trong suốt.
·        Màu sắc từ không màu đến vàng nhạt.
·        Không mùi, không có mùi lạ, vị béo.
·        Không có tạp chất nhìn bằng mắt thường.



Bảng chỉ tiêu hóa lý của dầu tinh luyện
STT
Tên chỉ tiêu
Mức yêu cầu
1
Chỉ số acid (mg KOH/g)
≤ 0,4
2
Chỉ số peroxide (meq/kg)
≤ 0,5
3
Chỉ số iode


Đối với dầu dừa tinh luyện
6 – 11

Đối với dầu cọ tinh luyện
50 – 60
4
Hàm lượng nước và chất bay hơi
≤ 0,1

1.10.       Nước
Nước là tác nhân hoá dẻo, làm trương nở gluten và tinh bột, tạo độ dai cần thiết của khối bột nhào, là dung môi hoà tan các phụ gia để dễ phối trộn. Nước chiếm khoảng 30% tổng lượng bột.
Bảng chỉ tiêu hóa lý của nước
STT
Tên chất
Hàm luợng
STT
Tên chất
Hàm luợng
1
Kẽm (Zn)
5,0 mg/l
6
Amoniac (NH3)
dưới 5,0 mg/l
2
Sắt (Fe)
0,3 – 0,5 mg/l
7
Nitrit (-NO2)
0,0
3
Asen (As)
dưới 0,05 mg/l
8
Natri clorua (NaCl)
70,0 – 100,0 mg/l
4
Flo (F)
0,7 mg/l
9
Chì (Pb)
dưới 0,1 mg/l
5
Iot (I)
5,0 – 7,0 g/l
10
Đồng (Cu)
3,0 mg/l

Nước dùng trong sản xuất mì sợi phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn của nước dùng trong thực phẩm, phải đạt các yêu cầu cụ thể như sau :
·        Trong suốt, không có vị lạ, không có vi sinh vật gây bệnh .
·        Chỉ số E.coli 20 con/l.
·        pH: 6,5 – 7.
·        Độ cứng:  < 7,9 mg/l.

2.      Quy trình công nghệ

2.2.           Thuyết minh quy trình sản xuất chả cá viên
2.2.1.     Phân loại: lựa chọn con cá đạt yêu cầu để sản xuất.
2.2.2.     Xử lý cơ học: tách lấy lớp thịt và loại bỏ những phần không mong muốn.
2.2.3.     Rửa: loại bỏ tạp chất như máu, thịt vụng, da cá…
2.2.4.     Xay nhuyễn: tạo sự đồng nhất cho khối thịt và nguyên liệu. Cho thêm đá vảy vào để tránh hiện tượng tăng nhiệt độ làm cấu trúc khối thịt kém dai.
2.2.5.     Cắt lát mỏng: thịt cá sau khi xay sẽ được nén qua một ống tròn và được cắt thành từng lát mỏng hình tròn.
2.2.6.     Nhồi nhân: Đặt viên nhân vào giữa miếng chả cá cắt mỏng.
2.2.7.     Vo viên: tạo hình cho sản phẩm.
2.2.8.     Hấp triệt trùng: Làm chín và định hình sản phẩm. Giúp bảo quản sản phẩm được lâu dài hơn. Hấp ở nhiệt độ 121ºC, 2atm.
2.2.9.     Làm nguội: thuận tiện cho các công đoạn sau.
2.2.10.Vô khay: tạo hình cho sản phẩm
2.2.11.Bao gói, hút chân không: tạo hình ảnh đẹp mắt giúp thu hút khách hàng và bảo quản sản phẩm.


2.3.           Quy trình sản xuất nhân chả cá viên.

2.4.           Thuyết minh quy trình sản xuất nhân chả cá.
2.4.1.     Phân loại: phân ra các loại đạt yêu cầu để sản xuất.
2.4.2.     Xử lý cơ học: loại bỏ cuống, các phần hư của quả và tạp chất rắn.
2.4.3.     Rửa: loại bỏ tạp chất.
2.4.4.     Xay nhuyễn: tạo sự đồng nhất.
2.4.5.     Gia nhiệt.
Trong quá trình gia nhiệt cánh khuấy của thiết bị sẽ khuấy liên tục để tránh hiện tượng cháy khét. Ngoài ra gia nhiệt còn làm chín nguyên liệu tạo mùi cho sản phẩm. Gia nhiệt nhiệt độ 70ºC, -1atm.
2.4.6.     Làm nguội:  thuận tiện cho việc nhồi bao.
2.4.7.     Nhồi bao.
Mục đích tạo hình cho nhân để dễ dàng và thuận tiện cho công đoạn nhồi nhân vào chả cá. Nước sốt được bơm trực tiếp vào ruột heo và soắn lại thành từng viên nhỏ và cắt rời ra.
3.      Miêu tả sản phẩm
3.1.           Các đặc tính của sản phẩm
Sản phẩm có dạng hình cầu, có đường kính khoản 3 cm. bởi vì bên trong sản phẩm có chứa nhân nên kích thước của sản phẩm phải to hơn các sản phẩm thông thường. 70% sản phẩm là chả cá còn bên trong chứa nhân( nhân gồm có lớp ruột heo bao quanh lớp nước sốt cà chua, ớt bên trong.
Chả cá có độ đàn hồi cao nhớ lớp ruột heo bên trong. Khi cắn vào viên chả cá lớp chả phía ngoài sẽ vở trước nhưng bao nhân bằng ruột heo thì vẫn chưa vở nên người dùng phải cắn mạnh hơn làm lớp bao vỡ ra và nhân bắn ra khắp vồm miệng.
 Sản phẩm của chúng ta bao gồm 20 viên chả được xếp vào một cái khay nhựa thành 4 hàng. Nguyên khay chả sẽ được bao bọc bởi một lớp bao bì polyme tổng hợp có thể tái chế được rồi mang đi hút chân không.

3.2.           Logo và slogan
3.2.1.     Logo sản phẩm.
Logo thể hiện hình ảnh nước sốt bên trong của lớp nhân bắn ra xung quanh trong vồm miệng khi người dùng cắn mạnh vào. Giống như núi lửa cảm xúc đang phun ra trong miệng.

3.2.2.     Slogan sản phẩm.
“Đơn giãn là niềm vui”
Câu slogan ở đây chỉ muốn nói đến chả cá viên Tương tư không chỉ là một món ăn bình thường mà nó còn là một niền vui, một niền đam mê để những ai đã từng ăn qua món chả cá này sẽ muốn ăn thêm nhiều và nhiều hơn nửa. chả cá viên ở đây không mang nặng ý nghĩa là món ăn mà có vai trò là một trò chơi ẩm thực gợi lên niềm vui cho người sử dụng.
3.3.           Bao bì sản phẩm.
Bao bì sản phẩm được làm từ polyme chất lượng cao có khả năng tái sử dụng.


3.4.           Tiếp thị sản phẩm.
Bất kì một sản phẩm nào mới nếu muốn ra mắt thị trường thì cần phải quảng bá rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình hoặc internet…
Giống như những loại sản phẩm khác chả cá Tương tư cũng quảng cáo rộng rải trên các phương tiện đại chúng như sau:
·        Quảng cáo 30 giây, 1 tháng trên VTV3, VTV1, HTV7, HTV9 trong những lúc giờ vàng phim truyện. 3 tháng sau, quảng cáo 2 tuần/tháng bao gồm quảng cáo 30 giây và 15 giây. 3 tháng sau nửa, 1 tuần/tháng với hai loại quảng cáo 15 và 5 giây. Sau đó, 3 tháng thì quảng cáo 2 tuần, 30 giây và 15 giây. Trong 1 năm.
·        Quảng cáo trên các báo: Tiếp thị và gia đình, thời trang trẻ…
·        Gián tờ rơi trong chợ, tới các tụ điểm có nhiều người cho dùng thử, trưng bày ở trong các siêu thị
·        Hình ảnh dùng nhiều màu sắc bắt mắt khách hàng.
·        Chú trọng tới sản xuất sạch và bền vững đễ lấy sự tin cậy của khách hàng.
3.5.           Vòng đời sản phẩm.
Chả cá là món đơn giản, không quá khó về kỹ thuật nên nếu sản phẩm thành công sẽ có nhiều công ty khác làm theo. Do đó, vòng đời của sản phẩm chỉ có thể kéo dài 4 năm. Sau đó ta sẽ cải tiến và cho ra loại sản phẩm khác.

3 tháng đầu chỉ là quảng bá, tháng thứ 4 – 12 doanh số sẽ tang lên mức đỉnh điểm. Tháng thứ 13 – 36 doanh thu sẽ được giữ ổn định và có phần giảm chút ít trong những tháng cuối. Năm cuối, sản phẩm sẽ tiếp tục giảm doanh thu và cuối cùng thì biến mất trên thị trường.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét