
Trang
blog này được lập bởi chủ Quán BỌT TRÁI
CÂY với mục đích chia sẻ tài liệu về công nghệ thực phẩm
cho các bạn cùng khoa cũng như các anh, chị, em và các bạn yêu thích, quan tâm
hay tìm kiếm tài liệu về công nghệ thực phẩm.
NẾU
THẤY TÀI LIỆU CÓ ÍCH, MỜI CÁC
BẠN ĐẾN VÀ ỦNG HỘ QUÁN BỌT TRÁI CÂY ĐỂ CHÚNG TÔI CÓ THÊM KINH PHÍ DUY TRÌ HOẠT
ĐỘNG ĐĂNG TẢI TÀI LIỆU CHO MỌI NGƯỜI!
XIN CHÂN THÀNH CẢM
ƠN!
Quán Bọt Trái
Cây
Địa chỉ: 88/955E Lê Đức Thọ,
P.6, Gò Vấp,
TP.HCM
Hotline:
0935.355.169
Mail: bottraicay@gmail.com
Facebook: http://facebook/bottraicay
Web: http://bottraicay.blogspot.com/
Xem bản đồ đường đi clik vào
đây
2.1. Khuếch tán
mía
Sau khi xử lí, toàn bộ lượng
mía đi vào thiết bị khuếch
tán

2.2. Khuếch tán bã
mía
Sau khi xử lí, mía được đưa
qua máy ép để lấy khoảng 65 – 70% đường trong mía, phần bã còn lại (chứa khoảng
30 – 35% đường) đi vào thiết bị khuếch tán, vì vậy quá trình khuếch tán được rút
ngắn. Khuếch tán bã được dùng phổ biến trong các nhà máy
đường.

3. So sánh phương pháp ép và
phương pháp khuếch
tán
Phương pháp
ép
|
Phương pháp khuếch
tán
|
- Hiệu suất trích li
92%
- Tổng hiệu suất thu hồi
80%
- Tiêu hao năng lượng
nhiều
- Vốn đầu tư cao
- Nhiên liệu dùng trongbốc hơi ít
- Chất không đường trong
nước mía hỗn hợp ít hơn, ít tổn thất đường trong mật cuối
thấp.
|
- Hiệu suất trích li
97%
- Tổng hiệu suất thu hồi
82%
- Tiêu hao năng lượng
ít
- Vốn đầu tư thấp (tiết
kiệm khoảng 30% so với phương
ép)
- Tiêu hao nhiều nhiên liệu
dùng trong bốc
hơi
- Chất không đường trong
nước mía hỗn hợp nhiều, do dó tăng tổn thất đường trong mật
cuối.
|
4. Vi sinh vật trong công
đoạn lấy nước
mía
Từ khi đốn chặt đến khi ép
lấy nước, cây mía và nước mía tiếp xúc với nhiều hệ vi sinh vật phức
tạp.
Nước mía có độ đường khoảng
10 – 14%, pH = 5 – 5,5, nhiệt độ 25oC, là môi trường thuận lợi cho vi
sinh vật sinh trưởng nhanh chóng, hoạt động của chúng gây ra những tác hại chủ
yếu
sau:
- Chuyển hoá và làm
mất đường trong nước mía đồng thời sinh ra các tạp chất
khác.
- Sinh ra các khối nhầy, dẻo
gây mất cân bằng trong sản xuất như: nghẹt đường ống, van… làm tăng độ nhớt của
dung dịch gây khó khăn cho công đoạn nấu đường và kết
tinh.
Các vi sinh vật thường gặp
trong nước mía
là:
- Leuconostoc: là loại sản sinh các khối nhầy
bẩn
- Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Bacillus
mesentericus,…: tạo ra những bào tử hiếu
khí
- Micrococcus: loại không sinh bào tử hiếu
khí
- Ngoài ra có khoảng
26 loại nấm men khác nhau, trong đó chủ yếu là
loại Saccharomyces
Để hạn chế những tác hại của
vi sinh vật gây ra trong công đoạn lấy nước mía ta cần vệ sinh thường xuyên máy
ép, băng chuyền, máng chứa…Thông thường sau mỗi kỳ ngừng máy phải vệ sinh sạch
sẽ các thiết bị, có thể dùng nước vôi loãng phun quét các bề mặt thiết bị tiếp
xúc với mía, nhưng phải rửa sạch vôi trước khi cho máy làm việc trở
lại.
Chương
2: LÀM SẠCH NƯỚC
MÍA
I. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG ĐOẠN
LÀM SẠCH NƯỚC
MÍA
1. Thành phần hỗn hợp nước
mía sau khi
ép
Hỗn hợp nước mía sau khi ép
có thành phần tương đối phức tạp, các thành phần hoá học này thay đổi tuỳ theo
giống mía, điều kiện canh tác, đất đai, điều kiện khí hậu, phương pháp và điều
kiện lấy nước mía của nhà máy…Được thể hiện qua bảng
sau:
Thành
phần
|
Tỷ lệ
(%)
|
Đường
- Saccaroza
- Glucoza
- Fructoza
Xơ
- Xenluloza
- Pentosan
- Araban
- Linhin
Chất có chứa
nitơ
- Protein
- Amit
- Axit
amin
- Axit
nitơric
- NH3
- Xantin
Chất béo và
sáp
- Pectin
- Axit tự
do
- Axit kết
hợp
Chất vô
cơ
- SiO2
- K2O
- Na2O
- CaO
- MgO
- Fe2O3
- P2O5
- SO2
- Cl
- H2O
|
12.00
0.90
0.50
5.50
2.00
0.50
2.00
0.12
0.07
0.21
0.01
vết
vết
0.20
0.08
0.12
0.25
0.12
0.01
0.02
0.01
vết
0.07
0.02
vết
74.5
|
2. Mục đích của công đoạn
làm sạch nước
mía
Nước mía hỗn hợp có một
lượng lớn chất không đường, đa số những chất này gây ảnh hưởng không tốt cho quá
trình sản xuất. Vì vậy mục đích chủ yếu của việc làm sạch nước mía
là:
- Loại tối đa chất
không đường ra khỏi hỗn hợp, đặc biệt là các chất có hoạt tính bề mặt và các
chất
keo.
- Trung hoà nước mía
hỗn
hợp
- Loại những chất rắn
lơ lửng trong nước
mía.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH
NƯỚC
MÍA
1. Phương pháp
vôi
Đây là phương pháp đơn giản
nhất, được con người áp dụng từ rất lâu. Nước mía chỉ được làm sạch dưới tác
dụng của nhiệt và vôi, thu được sản phẩm đường thô. Phương pháp vôi sử dụng để
sản xuất mật trầm, đường cát vàng…Có thể chia thành 3 dạng
sau
1.1. Phương pháp cho vôi vào
nước mía
lạnh
Trước hết nước mía được lọc
bằng lưới lọc để loại các vụn mía, cân và bơm đến thùng trung hoà, sau đó cho
vôi vào (khoảng 0.5 – 0.9 kg vôi/tấn mía). Khuấy đều nước mía, rồi đun nóng đến
nhiệt độ 105oC trước khi cho vào thiết bị lắng, sản phẩm lắng thu
được là nước lắng trong và nước bùn. Đem lọc nước bùn thu được nước lọc trong.
Cuối cùng cô đặc hỗn hợp nước lắng trong và nước lọc
trong.

Phương pháp phân đoạn tiết
kiệm được 35% lượng vôi so với phương pháp cho vôi vào nước mía lạnh, rút ngắn
thời gian lắng, độ tinh khiết nước mía tăng, hiệu suất làm sạch
tốt.
2. Phương pháp sunfit
hoá
Còn gọi là phương pháp
SO2, vì ta sử dụng lưu huỳnh dưới dạnh khí SO2để làm sạch
nước mía. Có thể chia làm 3
loại:
2.1. Phương pháp sunfit hoá
axit (thông SO2 vào nước
mía đến pH
axit)
Dùng phổ biến trong sản suất
đường kính
trắng

2.2. Phương pháp sunfit hoá kiềm
nhẹ (Chỉ xông SO2 vào
nước mía, không thông SO2 vào mật chè và sản phẩm đường
thô)
Dùng để sản xuất đường thô,
nếu so với phương pháp vôi thì hiệu quả loại chất không đường tốt hơn, tuy nhiên
thiết bị phức tạp và tiêu hao nhiều hoá chất nên hiện nay ít phổ
biến.

2.3. Phương pháp sunfit hoá
kiềm
mạnh
Đặc điểm của phương pháp này
là dùng 2 điểm pH (pH trung tính và pH kiềm mạnh), do đó có thể loại được
P2O5, SiO2, Al2O3,
FeO3, MgO... Nhưng điều kiện công nghệ của phương pháp này còn chưa
ổn
định.

3. Phương pháp cacbonat
hoá
Phương pháp này sử dụng khí CO2xông vào nước mía để loại
các chất không đường, có thể chia làm 3
dạng
3.1. Phương pháp xông CO2 một
lần
Đặc điểm của phương pháp là cho toàn bộ sữa vôi vào nước mía một lần
và thông CO2 một lần đến độ kiềm thích hợp. Do đó nước
mía chỉ qua một điểm đẳng điện, nên loại chất không đường ít. Ngoài ra, vì thông
CO2 sau khi cho vôi nên tạo phức đường vôi ảnh hưởng đến
hiệu suất hấp thụ CO2 và tạo nhiều
bọt.

3.2. Phương pháp xông CO2 thông
thường
Hay còn gọi là phương pháp xông CO2hai lần, xông
SO2 hai lần, được sử dụng trong sản xuất đường kính
trắng chất lượng cao. Sơ đồ công nghệ như
sau:

3.3. Phương pháp xông CO2 chè trung gian

Sau khi đun nóng đến khoảng 100oC và cho bốc hơi đến nồng
độ mật chè 35 – 40oBx nước mía hỗn hợp được xử lí như phương pháp
xông CO2 thông
thường
Khi cô đặc đến nồng độ cao, hàm lượng chất không đường trong mía tập
trung hơn, phản ứng triệt để hơn do đó tiết kiệm được nhiều hóa chất, loại nhiều
tạp chất không đường, thiết bị ít đóng cặn. Tuy nhiên lượng đường tổn thất trong
bùn
nhiều.
4. So sánh các phương pháp làm sạch nước
mía
|
Phương pháp
vôi
|
Phương
pháp
sunfit
hoá
|
Phương pháp cacbonat
hoá
|
Ưu
điểm
|
- Vốn đầu tư
ít
- Thiết bị, quy trình công nghệ, quản lí điều hành đơn
giản
|
- Vốn đầu tư
ít
- Thiết bị, quy trình công nghệ, quản lí điều hành đơn
giản
- Sản xuất ra sản phẩm đường kính
trắng
|
- Hiệu suất thu hồi
cao
- Sản xuất ra đường kính trắng chất lượng
cao
|
Khuyết
điểm
|
- Hiệu suất thu hồi sản phẩm
thấp
- Sản xuất ra sản phẩm đường
vàng
|
- Sản phẩm đường khó bảo quản, dễ hút ẩm và biến
màu
|
- Quy trình công nghệ phức
tạp
- Điều hành, quản lí
khó
|
5.
Lắng
Là quá trình cơ học phân riêng một hỗn hợp không đồng nhất bằng
trọng lực hoặc bằng li
tâm.
5.1. Mục đích quá trình lắng trong nước
mía
Phân biệt nước mía trong và kết tủa (tạo ra khi cho các chất điện li
vào nước mía trong quá trình làm
sạch)
Nâng cao chất lượng sản phẩm (do tách các chất có ảnh hưởng xấu đến
sản
phẩm)
5.2. Nguyên lí quá trình lắng trong nước
mía
Nước mía ở trạng thái tỉnh, khi cho chất điện li vào tạo kết tủa cặn
thì chúng sẽ chịu tác dụng của 2
lực
- Trọng lực: kéo kết tủa đi
xuống
- Lực acsimet: đẩy kết tủa đi
lên
Khi trọng lực > lực acsimet thì kết tủa sẽ lắng xuống, tốc độ
lắng phụ thuộc vào sự chênh lệch độ lớn của 2 lực, hay nói cách khác tốc độ lắng
phụ thuộc vào chênh lệch về trọng lượng giữa chất rắn (cặn) và trọng lượng chất
lỏng (nước
mía).
5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
lắng
- Khối lượng riêng của các hạt
lắng
- Nhiệt
độ
-
pH
6.
Lọc
Là quá trình phân riêng hỗn hợp khó lăng không đồng nhất qua lớp
lọc.
6.1. Mục đích lọc nước
mía
Tận dụng phần nước đường còn lại trong bùn lắng, và loại kết tủa
(bùn)
6.2. Nguyên
lí
Dùng lớp lọc có nhiều lỗ để dung dịch có thể chui qua các lỗ nhỏ, bã
được giữ lại trên lớp lọc, dung dịch chui qua lớp lọc dưới áp suất dư so với áp
suất bên dưới vật ngăn.
6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
lọc
- Chất kết
tủa
- Áp lực lọc hoặc độ chân
không
- Độ dính và nhiệt độ lớp
bùn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét