
Giò
lụa là một sản phẩm truyền thống của Việt Nam, là món ăn quen thuộc trong những
dịp lễ, Tết với người Việt. Sản phẩm này có cách chế biến hơi giống xúc xích nên
còn được xem như là “ Xúc Xích Việt Nam”.
1. Mục đích
- Bài thí nghiệm này giúp
sinh viên củng cố lại kiến thức liên quan đến công nghệ sản xuất các sản phẩm
dạng gel và tìm hiểu qui trình sản xuất giò
lụa.
- Khảo sát một vài yếu tố
ảnh hưởng đến cấu trúc của giò
lụa.
2. Yêu
cầu
Sinh
viên cần chuẩn bị kiến thức lý thuyết về:
-
Nguyên lý của quá trình chế biến nhũ tương thịt
-
Biến đổi của hệ nhũ tương thịt dưới tác dụng nhiệt
-
Công nghệ chế biến các sản phẩm có cấu trúc gel từ thịt, thủy
sản.
3. Nguyên liệu và dụng
cụ
3.1. Nguyên
liệu
- Thịt heo nạc (thịt ngon):
sinh viên tự
mua
- Mỡ heo (mỡ lưng): sinh
viên tự
mua
- Phụ gia tạo vị: nước mắm,
đường, bột ngọt,
tiêu
- Phụ gia tạo cấu trúc:
polyphosphate, gluten, tinh bột biến tính, protein đậu
nành
- Nước đá
vảy
- Lá chuối: sinh viên tự
mua
- Dây
nylon
- Bao PE nửa
ký
3.2. Dụng cụ chế
biến
- Dao, thớt, tô, rổ, thau
nhựa
- Máy xay
thô
- Máy xay
nhuyễn
- Nồi hấp cách
thủy
-
Cân
- Tủ
đông
4. Cách thực
hiện
4.1. Sơ đồ quy trình công
nghệ

4.2. Các bước tiến
hành
4.2.1. Chuẩn bị nguyên
liệu
Công thức nguyên liệu sử
dụng theo tỉ lệ
sau:
Nguyên
liệu
|
Công thức 1
(%)
|
Công thức 2
(%)
|
Thịt
nạc
Thịt
mỡ
Tinh bột biến
tính
Polyphosphate
Nước
mắm
Đường
Bột
ngọt
Tiêu
Protein đậu
nành
Gluten
Nước đá
vảy
|
69
18
6
0,3
4,5
1,6
0,2
0,4
|
50
18
7
0,3
4,5
1,6
0,2
0,4
1,5
1,5
16
|
Tổng
cộng
|
100%
|
- Tổng khối lượng nguyên
liệu sử dụng cho mỗi công thức là 500g, tương ứng tính được thành phần các
nguyên liệu
khác.
- Sử dụng thịt mới giết mổ.
Yêu cầu nguyên liệu sạch, không có tạp chất, không đọng máu, lóc bỏ sạch gân. Mỡ
phải tươi, không bị biến màu
vàng.
- Nguyên liệu cần ướp lạnh
trước khi chế
biến.
4.2.2. Xay
thô
Thịt và mỡ được xay riêng, để giảm kích thước,
tạo điều kiện tốt cho quá trình xay nhuyễn. Bổ sung polyphosphate và một phần
muối khi xay thô thịt nạc sau đó ướp lạnh cả hai phần thịt nạc và thịt mỡ trong
khoảng 1h, nhiệt độ 0 ¸ ±2 oC.
4.2.3. Xay
nhuyễn
- Nhiệt độ thịt và mỡ khi xay phải đạt
1 ¸ 2 oC.
- Bổ sung phụ gia, gia vị
còn lại trong quá trình xay, chú ý trình tự bổ sung các gia
vị.
- Nhiệt độ xay không vượt
quá
12 oC.
4.2.4. Định hình – hấp – làm
nguội
- Ngay lập tức cân và định
hình sau khi xay xong, cho vào túi P.E. , định dạng hình trục, có khối lượng 250
gram.
- Lá chuối được rửa sạch và
làm héo bằng cách sấy sơ bộ hoặc chần qua nước sôi, lau khô trước khi gói. Chú ý
phải ép để loại khí dư và lỗ hổng trong khối paste trước khi gói, phải gói sao
cho khi hấp nước không vào được bên
trong.
- Chuẩn bị xửng hấp, đun
nước sôi trước khi cho giò lụa vào hấp. Hấp đến khi nhiệt độ tâm
70oC, thời gian hấp khoảng 20 phút cho cây giò lụa có đường kính 5-6
cm.
- Làm nguội: xối nước nhanh
sau đó để nguội tự
nhiên.
5. Tính toán kết quả và báo
cáo
- Đánh giá cảm
quan.
- Đánh giá cấu
trúc.
- So sánh kết quả của các
nhóm và so sánh với 1 sản phẩm trên thị trường. Nhận xét và giải
thích.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét