Trang blog này được lập bởi chủ Quán BỌT TRÁI CÂY với mục đích chia sẻ tài liệu về công nghệ thực phẩm cho các bạn cùng khoa cũng như các anh, chị, em và các bạn yêu thích, quan tâm hay tìm kiếm tài liệu về công nghệ thực phẩm.
NẾU THẤY TÀI LIỆU CÓ ÍCH, MỜI CÁC BẠN ĐẾN VÀ ỦNG HỘ QUÁN BỌT TRÁI CÂY ĐỂ CHÚNG TÔI CÓ THÊM KINH PHÍ DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG ĐĂNG TẢI TÀI LIỆU CHO MỌI NGƯỜI!

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Quán Bọt Trái Cây
Địa chỉ: 88/955E Lê Đức Thọ, P.6, Gò Vấp, TP.HCM
Hotline: 0935.355.169
Mail: bottraicay@gmail.com
I. Giới thiệu về vùng đất Quảng Nam :
Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam , là vùng đất còn lưu giữ nhiều dấu tích của nền Văn hóa Chămpa. Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam ". Quảng Nam còn được biết đến là vùng đất "Địa Linh Nhân Kiệt", “Ngũ Phụng Tề Phi” nơi đã sinh ra nhiều hiền tài cho đất nước. Quảng Nam còn nổi tiếng là địa phương đi đầu trong kháng chiến chống giặc.
Quảng Nam nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Biển Cửu Đại, Sông Thu Bồn, Mõm Bàn Than, Hồ Phú Ninh, Suối nước nóng Tây Viên…
II. Ảnh hưởng các yếu tố địa lý, lịch sử, văn hóa địa phương:
1.Vị trí địa lý:
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam có tọa độ địa lý khoảng 108026’16” đến 108044’04” độ kinh đông và từ 15023’38” đến 15038’43” độ vĩ bắc. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Sêkoong của nước CHDCND Lào. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tam Kỳ.
2. Lịch sử:
- Trước kia Quảng Nam là đất Chiêm Thành, năm 1306 theo thỏa ước giữa vua Chiêm Thành là Chế Mân và vua Đại Việt là Trần Nhân Tông, vua Chế Mân dâng hai châu Ô tức Thuận Châu (nam Quảng Trị, Huế) và châu Rí tức Hóa Châu (một phần Huế, bắc sông Thu Bồn) làm sính lễ cưới con gái vua Trần Nhân Tông là công chúa Huyền Trân. Người Việt dần định cư tại hai vùng đất mới, người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất còn lại phía Nam của vương quốc.
- Năm 1402, nhà Hồ thay thế nhà Trần. Nhà Hồ chia Hóa Châu thành 4 châu nhỏ hơn là Thăng Châu, Hóa Châu, Tư Châu và Nghĩa Châu và đặt An Phủ Sứ cai trị.
- Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Danh xưng Quảng Nam xuất hiện từ đây.
Cư dân Quảng Nam là sự cộng cư trong suốt quá trình mở nước. Người Việt (Kinh) có mặt ở Quảng Nam trước năm 1471, cùng với người Chăm pa, người Hoa. Ngày nay, ở Quảng Nam, ngoài người Việt thuần gốc, người Hoa, còn có người Việt (Kinh) có nguồn gốc tổ tiên lâu đời là người Trung Quốc (người Minh Hương).
Đến giữa thế kỷ XVII, chính quyền đàng Trong nhanh chóng suy yếu, nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra gay gắt, thuế khóa ngày càng tăng… Quan lại lợi dụng hành hạ, ẩu lậu, cố tình tăng giảm, sinh sự làm khổ dân. Trước hoàn cảnh đó, khi phong trào Tây Sơn bùng nổ, nhân dân Quảng Nam đã hưởng ứng mạnh mẽ. Mùa thu năm 1773, khi quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, nhân dân Quảng Nam đã phối hợp cùng nghĩa quân phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Bình, Quảng Nam) đánh bại quân của chúa Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Hữu Sách… chỉ huy. Chiến thắng của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn, mở đầu sự nghiệp thống nhất đất nước có phần đóng góp rất lớn của nhân dân Quảng Nam .
Năm 1806 vua Gia Long thống nhất đất nước. Về hành chính, vua chia đất nước thành 23 trấn và 4 doanh thuộc đất kinh kỳ gồm Trực Lệ-Quảng Đức, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam doanh.
Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh. Quảng Nam chính thức trở thành tỉnh từ năm này. Tỉnh Quảng Nam được chia thành 8 phủ, huyện gồm Hòa Vang, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, và Tiên Phước.
Năm 1888, dưới thời vua Thành Thái Đà Nẵng thị tách khỏi Quảng Nam để trở thành đất nhượng địa của thực dân Pháp.
Sau Hiệp định Gonèvo, dưới thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa tỉnh Quảng Nam (1956) bị chia thành hai tỉnh mới là Quảng Nam ở phía Bắc gồm các quận Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đức Dục, Hiếu Nhơn, Quế Sơn, Hiếu Đức, và Thường Tín và Quảng Tín ở phía Nam gồm Thăng Bình, Tiên Phước, Hậu Đức, Lý Tín, Hiệp Đức và Tam Kỳ.
Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Thành phố Đà Nẵng thành lập tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng với Đà Nẵng là tỉnh lị. Tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng gồm Thành phố Đà Nẵng và các huyện Hoà Vang, Ðiện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Ðại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước, Tiên Giang, Phước Sơn, Trà My.
Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc Hội, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được chia thành hai đơn vị thành chính độc lập gồm Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam . Tỉnh Quảng Nam mới có 14 huyện gồm Giằng (nay là huyện Nam Giang), Hiên (nay là Đông Giang và Tây Giang), Đại Lộc, Phước Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn (nay là Quế Sơn và Nông Sơn), Thăng Bình, Hiệp Đức, Tiên Phước, Trà My (nay là Bắc Trà My và Nam Trà My, Núi Thành và 2 thị xã: thị xã Tam Kỳ (nay là thành phố tỉnh lị Tam Kỳ và huyện Phú Ninh) và thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An)
3.Điều kiện tự nhiên
a.Địa hình
Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn. Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Nam, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.
b. Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,4oC, mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 20oC. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm, nhưng phấn bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông.
c. Văn hóa - Xã hội
* Lễ hội
Ø Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian của cư dân ven sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam với mục đích cầu nguyện một năm mới đất trời thuận hòa, người dân ấm no hạnh phúc.
Ø Lễ Hội Bà Chiêm Sơn là lễ hội của cư dân làm nghề nuôi tằm dệt vải của xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên. Lễ được tổ chức ngày 10-12 tháng Giêng âm lịch tại Dinh bà Chiêm Sơn. Lễ hội là dịp bày tỏ niềm tôn kính với người đã khai sinh ra nghề ươm tằm dệt lụa cho địa phương. Lễ hội còn là dịp để tham gia các trò chơi dân gian như đá gà, ném bóng vào rổ, hát bài chòi.
Ø Carneval Hội An là lễ hội đường phố được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Hội An vào Giao thừa năm 2009 (dương lịch). Lễ hội mô phỏng theo các lễ hội Carneval đường phố vốn rất nổi tiếng tại các nước Châu Âu và Mỹ Latinh.
Ø Lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được được tổ chức hằng năm vào ngày 11 tháng Giêng (âm lịch) tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình. Đây là một kiểu lễ hội tâm linh để tỏ lòng tôn kính với bà Nguyễn Thị Của.
Ø Lễ Hội Nguyên Tiêu là lễ hội của Hoa Kiều tại Hội An. Lễ được tổ chức tại Hội Quán Triều Châu và Quảng Triệu vào ngày 16 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm [14]
Ø Lễ Hội Đêm Rằm Phố Cổ được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hằng tháng tại đô thị cổ Hội An. Tại thời điểm đó, cư dân trong thành phố sẽ tắt hết điện chiếu sáng, thay vào đó là ánh sáng rực rỡ từ đèn lồng. Thành phố sống trong không gian tĩnh mịch của quá khứ. Các phương tiện có động cơ không được tham gia lưu thông. Đường phố được dành cho người đi bộ thưởng lãm.
III. Nghệ thuật ẩm thực Quảng Nam :
Quảng Nam cũng như các tỉnh miền Trung khác ăn cay và mặn đã thấm nhuần trong bữa ăn của họ (Yêu cầu là cốt phải ăn no.)
Cái tinh hoa trong khẩu vị QuảngNam có thể nói chính là có chế biến nấu nướng thế nào đi nữa thì cũng phải giữ cho được cái hương vị nguyên thuỷ của món ăn.
Quảng Nam cũng như các tỉnh miền Trung khác ăn cay và mặn đã thấm nhuần trong bữa ăn của họ (Yêu cầu là cốt phải ăn no.)
Cái tinh hoa trong khẩu vị Quảng
1.Ăn no và đậm: (Trường phái ẩm thực Quảng Nam cũ)
Người Quảng Nam dù giàu hay nghèo thì cung cách ăn uống vẫn có nhiều điểm giống nhau. Điểm chính vẫn là cầu no. Đã no phải mặn mòi. Mặn không chỉ trong thức ăn mà còn trong chất béo, chất ngọt, cả trong điếu thuốc, bát chè. Béo thì phải thật béo, ngọt thật ngọt, thuốc lá, nước chè rất đậm, rất đặc.
Quảng Nam đất hẹp, có khi hẹp quá nên "làm thì có, ăn thì không". Nông dân ăn gạo không đủ nên cơm phải ghế sắn, ghế khoai, ghế bắp. Nhiều nhà quanh năm nhờ vào sắn khoai, được bữa giỗ, bữa Tết, ăn cơm không (mà khắp Nam Bộ đều ăn như thế hàng ngày) là một điều "thỏa ước mong". Làm việc cật lực và cần giữ cái no lâu dài nên món canh ít khi được chiếu cố, kể cả đàn bà cấy lúa. Canh là thứ no giả, chỉ có cá mặn, thịt mặn mới là no thật, no lâu bền. Mỗi bữa ăn như thế chủ cũng không dám dọn rau nhiều vì "Lắm rau, đau mắm" sợ tốn nhiều mắm. Mắm phần lớn được quý chuộng nhất là mắm cái.
Bữa ăn, có mắm cái nguyên chất như là điều hằng ao ước. Mắm cái được muối với các loại dưa, thơm để lưu dùng mùa mưa lụt, mắm cái mà muối dưa đẹt, những trái dưa nhỏ xíu bằng ngón tay cái, bị ong đốt cong queo chỉ đáng vứt đi thì cứ gọi ngoại hạng trong sưu tập mắm Hội An và miền Trung.
Bữa ăn, có mắm cái nguyên chất như là điều hằng ao ước. Mắm cái được muối với các loại dưa, thơm để lưu dùng mùa mưa lụt, mắm cái mà muối dưa đẹt, những trái dưa nhỏ xíu bằng ngón tay cái, bị ong đốt cong queo chỉ đáng vứt đi thì cứ gọi ngoại hạng trong sưu tập mắm Hội An và miền Trung.
Người Quảng Nam cũng thích ăn hến. Hến do nhiều dòng sông sinh sản, nhưng ngon nhất là vùng sông Phú Chiêm xuống Hội An. Hến nấu canh với các loại rau, song, người ta chịu nhất là canh bầu non. Rất nhiều gia đình từ phố Hội An đến các vùng nông thôn ra thị trấn như Điện Bàn, Vĩnh Điện cứ nghe tiếng rao hến, người nhà hai bên vệ đường đã chuẩn bị trã, nồi, xoong kèm theo mấy đồng để mua hến cả cái lẫn nước. Nhà khá thì mua nhiều hến khô để xào ăn với cơm hoặc bánh tráng nướng. Món khoái khẩu tiêu biểu cho tính thích ăn no là ăn hến với khoai lang Trà Đóa. Loại khoai này được trồng theo thể thức truyền thống lâu đời, cực kỳ phức tạp, tỉ mỉ, công phu và sản xuất những củ to bằng đầu người. Khoai rất nhiều bột, nếu muốn nuốt nó được, phải dùng canh hến.
Tuy không có món đặc sản cơm hến như ở Huế, nhưng hến dùng trong nhiều món ăn và có địa vị cao trọng qua lễ rước hến mỗi năm ở làng Phú Chiêm. Cũng cờ, trống, nhã nhạc và nghi lễ để tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn trời đất thần thánh ban cho món ăn đặc biệt giúp dân.
Tuy không có món đặc sản cơm hến như ở Huế, nhưng hến dùng trong nhiều món ăn và có địa vị cao trọng qua lễ rước hến mỗi năm ở làng Phú Chiêm. Cũng cờ, trống, nhã nhạc và nghi lễ để tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn trời đất thần thánh ban cho món ăn đặc biệt giúp dân.
Ăn no, không chỉ với cơm ghế nên sự khai thác Gia Định Đồng Nai thế kỷ XVII đối với "Nước Quảng Nam" như Trung Quốc gọi (bao gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) ngoài những lý do chính trị cao xa, còn có ý nghĩa thực tế kiếm thêm gạo, rất nhiều gạo, giá rẻ để đỡ vất vả.
2.Uống đậm:
Đã ăn no, phải uống đậm. Người ta không dùng ly tách mà là bát, lớn thật lớn. Đổ nước lạnh nửa bát, lấy cái kẹp tre kẹp nồi nước chè Tiên Phước sôi sùng sục ra, từ trên cao đổ xuống nước nổi bọt và bưng bát nước đen quánh lên, ngửa cổ đổ vào, uống hớp nào phát ra âm thanh ột ột hớp ấy. Đã ghiền. Rồi thì hút, hút điếu thuốc sau khi chất tanh mắm cái còn dư vị nơi lưỡi, nơi cuống họng thì chả còn lạc thú nào trên trần gian sánh được.
* Món đãi khách sang trọng tiêu biểu nhất của QuảngNam :
2.Uống đậm:
Đã ăn no, phải uống đậm. Người ta không dùng ly tách mà là bát, lớn thật lớn. Đổ nước lạnh nửa bát, lấy cái kẹp tre kẹp nồi nước chè Tiên Phước sôi sùng sục ra, từ trên cao đổ xuống nước nổi bọt và bưng bát nước đen quánh lên, ngửa cổ đổ vào, uống hớp nào phát ra âm thanh ột ột hớp ấy. Đã ghiền. Rồi thì hút, hút điếu thuốc sau khi chất tanh mắm cái còn dư vị nơi lưỡi, nơi cuống họng thì chả còn lạc thú nào trên trần gian sánh được.
* Món đãi khách sang trọng tiêu biểu nhất của Quảng
Người Quảng Nam giàu nhất là các thương gia và chủ các cơ sở dệt, những nhà giàu có lớn, nhất là địa chủ, có thể cho thọc huyết chú dê để trộn rượu, thọc cổ chú bê để xơi tái. Ngay một món bánh tráng gạo cũng bị đổi thành nếp và dùng các tay lực điền giã nếp suốt đêm.
"Bánh tráng thịt heo, rau muống", bánh tráng gạo rắc mè. Cuốn rau và thịt vào bánh tráng, lướt nhẹ hàm răng qua đã nghe phát ra tiếng rốp rốp dòn tan; ta không quên món nước chấm có thể là mắm cái xôi (ngày nay gọi là mắm nem) hoặc nước mắm Nam Ô danh tiếng có pha thêm ớt, tỏi...
Người QuảngNam chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc hơn các tỉnh khác ở Trung Bộ. Do đó, ngày Tết có "bánh tét, bánh tổ, bánh nổ, bánh in" thì bánh tổ được nâng lên hàng đầu, thiếu bánh tổ, bánh tét, chưa phải là cái Tết trọn vẹn. Bánh tổ thực sự là bánh của Trung Quốc. Quảng Nam lại có bánh khuôn khổ hay bảy lửa tức là kinh qua bảy lần trên lửa. Dù loại bánh nào đi nữa cũng không vượt ra ngoài nguyên lý: no và ngọt, béo; cả thúng nọ, thúng kia nhiều loại bánh để ăn tháng giêng hay lâu hơn.
Người Quảng
IV.ĐẶC SẢN QUẢNG NAM
1.CAO LẦU:
Hội An có Hạ-uy-đi, chùa Cầu, Âm Bổn, cao lầu Năm Cơ" (Ca dao)
Nguồn gốc:
Món này không có nguồn gốc từ Trung Quốc, cũng chẳng phải của Nhật, mà cũng chẳng phải của Việt Nam . Có thể là món ăn tổng hợp của nhiều dân tộc, do những thế kỷ trước, Hội An là thương cảng của rất nhiều nước đến buôn bán, sinh sống. Cao lầu có thể xuất phát từ tiếng Trung Quốc chỉ những món thuộc “cao lương mỹ vị”, ngày xưa được làm để phục vụ những người giàu có. Mà người giàu khi đi đến tiệm ăn ở Hội An thì thường ngồi trên lầu cao. Món mì cao lương mĩ vị này khi được nhà hàng xướng lên mang lên “trên lầu” lâu dần quen gọi là mì “cao lầu” rồi chỉ gọi gọn lại là cao lầu.
* Quá trình phát triển:
Ngày nay, với tiếng thơm sẵn có, cao lầu Hội An đã làm những cuộc viễn du đến các vùng đất xa lại ở Pháp, Anh, Úc, gần hơn là Sài Gòn, Quảng Ngãi, Ðà Nẵng. Thế những ở những nơi này, người ăn dường như thấy thiếu vắng một hương vị, một cảm giác nào đó. Phải chăng khẩu vị của họ đã thay đổi? Hay là cao lầu đã được cải biến so với ngày xa. Hoặc do tách khỏi môi trường gốc, nơi đã từng một thời nổi tiếng nên cao lầu mới giảm đi hương vị...
Để thưởng thức món này có thể đến:
- Quán Cao Lầu Hoàng Hà - 36 Trần Phú-TP Hội An
- Quán Phố Hoài 7/13A Huỳnh Tịnh Của, Q.3, TP HCM.
- Quán Phú Hương - 21 Sao Mai, Q. Tân Bình, TP HCM.
- Quán Đo Đo - 10/14 Lương Hữu Khánh, Q.1
- Quán Đo Đo - 10/14 Lương Hữu Khánh, Q.1
* Văn hóa thưởng thức món Cao Lầu:
Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, đảo cách Hội An 16 km, khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô. Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Có người nói rằng chính nước giếng Bá Lễ và tro của cù lao Chàm và rau sống Trà Quế mới làm nên món ẩm thực đặc trưng này.
Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì.
Người ta thường ăn cao lầu với giá trụng nước sôi nhưng không được quá mềm. Thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Giá trụng đổ ra tô, xếp mì lên trên, thêm vài lát thịt xíu rồi đổ tép mỡ (da heo chiên giòn) và một muỗng mỡ heo rán để sẵn bên lò nước. Với thịt xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương... và tép mỡ vỡ tan trong miệng.
Một đặc trưng khác của cao lầu là muốn ăn món này phải leo lên lầu cao của quán. Khi xưa các doanh nhân buôn bán nơi phố cảng vì muốn trông coi hàng hóa của mình nên thường leo lên lầu cao của quán. Điều này có thế thấy ở các quán cao lầu Hội An. Ngồi trên lầu cao ngắm cảnh đẹp và thưởng thức món ngon, đây có thể là xuất phát của tên gọi cao lầu.
* Quá trình chế biến món Cao Lầu:
a. Nguyên liệu:
- 1kg xương ống
- 1 củ cà rốt
- 1 củ cải trắng
- 1 củ su su
- 2 ức gà
- Giấm đỏ - nước tương
- 1 chút màu đỏ cam
- 300g thịt nạc lưng
- 300g chả lụa
- 300g nạc dăm
- 40 lá hoành thánh
- 24 vắt mì sợi
- 1 ít ngũ vị hương
- Gia vị, ngò, hành lá
- 1 muỗng xúp rượu thơm
- Ớt, hẹ, xà lách
- 1 củ cà rốt
- 1 củ cải trắng
- 1 củ su su
- 2 ức gà
- Giấm đỏ - nước tương
- 1 chút màu đỏ cam
- 300g thịt nạc lưng
- 300g chả lụa
- 300g nạc dăm
- 40 lá hoành thánh
- 24 vắt mì sợi
- 1 ít ngũ vị hương
- Gia vị, ngò, hành lá
- 1 muỗng xúp rượu thơm
- Ớt, hẹ, xà lách
b.Chuẩn bị
- Cà rốt + củ cải trắng + su su gọt sạch cắt khúc.
- Xương + nước - ức gà + muối + bột ngọt + cà rốt + củ cải trắng + su su + hành bào, nấu gà mềm đem ra xé sợi còn xương nấu tiếp lọc lại cho trong làm nước lèo, nêm gia vị vừa ăn.
- Thịt nạc lưng đem ướp gia vị + rượu thơm + 1 ít ngũ vị hương + nước tương + 1 chút màu đỏ cam để 1/2 giờ cho thấm. Đem chiên vàng cho nước lèo vào nấu cho cạn nước và chín, xắt lát mỏng.
- Thịt nạc bằm nhuyễn ướp gia vị cho vào lá hoành thánh chiên vàng.
- Hẹ cắt khúc, xà lách để ráo và cắt khúc - Ớt xắt lát mỏng - Chả lụa xắt lát như thịt nạc lưng.
- Xương + nước - ức gà + muối + bột ngọt + cà rốt + củ cải trắng + su su + hành bào, nấu gà mềm đem ra xé sợi còn xương nấu tiếp lọc lại cho trong làm nước lèo, nêm gia vị vừa ăn.
- Thịt nạc lưng đem ướp gia vị + rượu thơm + 1 ít ngũ vị hương + nước tương + 1 chút màu đỏ cam để 1/2 giờ cho thấm. Đem chiên vàng cho nước lèo vào nấu cho cạn nước và chín, xắt lát mỏng.
- Thịt nạc bằm nhuyễn ướp gia vị cho vào lá hoành thánh chiên vàng.
- Hẹ cắt khúc, xà lách để ráo và cắt khúc - Ớt xắt lát mỏng - Chả lụa xắt lát như thịt nạc lưng.
c.Cách chế biến
- Bắc nước sôi cho mì vào luộc chín, lấy vá lưới xóc đều rưới mỡ trộn đều cho vào tô, trên xếp thịt xá xíu + chả lụa + thịt gà + dầu thơm, hành + ngò xắt nhỏ + hoành thánh, chế nước dùng vào.
d.Trình bày / Cách dùng
Cao lầu được dọn ăn với dĩa hẹ + xà lách, chanh + ớt + giấm + nước tương + ớt.
d.Cơ sở khoa học:
- Có sự pha chế tổng hợp và kết hợp hài hòa âm dương trong món ăn: thực phẩm động vật (thịt) và thực phẩm thực vật( rau, củ, quả).
Có sự tổng hợp của nhiều nguyên liệu mang tính bổ dưỡng, mùi vị thơm ngon: đạm, béo, đường, vitamin, chất xơ…
2. Mì Quảng:
* Nguồn gốc:
Mì vốn là sản phẩm của người Tàu, chế tạo bằng bột mì.Và vào thời xa xưa người Tàu đã đem món mì của họ vào Hội An, cái món mì sợi trứ danh mà người Ý đã học được từ nhiều thế kỷ trước . Món mì của người Tàu tất nhiên rất gần với khẩu vị của dân nước ta, và theo đúng truyền thống dung hóa của dân tộc Việt Nam , ta lại dung nạp và biến hóa món mì ấy để phù hợp với sản vật và cái “gu” ăn uống của ta. Mì Quảng là món mì duy nhất của Việt Nam , nhưng nó chỉ là mượn tên gọi thôi, chứ thực chất món mì của xứ Quảng làm bằng bột gạo.
* Quá trình phát triển:
Ngày nay mì Quảng có mặt hầu hết ở một số tỉnh thành trong cả nước như: Huế, Vũng Tàu, Đà Lạt, Sài Gòn… và cả trên thế giới. Mì Quảng từ những năm 60 đã bắt đầu quen thuộc tại Sài Gòn và các tỉnh phía nam, nhất là những nơi có đông người Quảng Nam đến làm ăn sinh sống. Sau 1975, mì Quảng lại theo chân người Việt di tản đi đến nhiều nơi trên thế giới, và riêng tại Little Saigon, California, mì Quảng đã xuất hiện tại nhiều tiệm ăn qui mô sang trọng. Ngày xưa khi còn ẩn mình trong các vùng nông thôn Quảng Nam chắc nó không bao giờ nghĩ mình có ngày đi xa và được nhiều người biết đến như thế. Khi người dân Quảng Nam rời xứ đi tìm được quê hương mới thì món mì của họ cũng có quê hương mới.
Để thưởng thức món này các bạn có thể đến:
- Quán mì Quảng Phú Chiêm đường Trần Văn Dư - Tp. Hội An
(Bên cạnh trường Cao Đẳng Điện Lưc Miền Trung)
(Bên cạnh trường Cao Đẳng Điện Lưc Miền Trung)
- Đường Phan Xích Long, Phú Nhuận gần đường qua cầu Trần Nhật Duật, tp HCM.
- số 11 khu 5, đường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP HCM
- Nhà Hàng Mì Quảng 189/2A Hoàng Văn Thụ, Phú Nhuận, TPHCM.
* Văn hóa thưởng thức món Mì Quảng:
“Mì em mới trắng còn tươi
Anh ăn vài bát cho người khoẻ ra
Khoẻ ra lên rú xuống nà
Thế nào cũng được dăm ba gánh củi đầy...”
Anh ăn vài bát cho người khoẻ ra
Khoẻ ra lên rú xuống nà
Thế nào cũng được dăm ba gánh củi đầy...”
Nếu bạn ăn mì Quảng ngay tại đất Quảng Nam, với đúng khẩu vị của nó thì mì phải được làm ở chợ Chùa (Duy Xuyên), rau sống Hội An thứ thiệt, tôm để làm “nhưng” (còn gọi là nước lèo) phải bắt từ Cửa Đại và phải là nước mắm Nam Ô, thêm cái bánh tráng Đại Lộc. Tất cả những hương vị đó đã tạo nên một hương vị không thể nào quên - hương vị mì Quảng ở Điện Bàn, Núi Thành .
Mì Quảng là một sáng tạo, là cái “hồn” nghệ thuật ẩm thực của vùng đất Quảng Nam .
chữ “mì” không ổn nhưng rất độc đáo, thực chất món sợi ấy làm bằng bột gạo chứ không phải bột mì
chữ “mì” không ổn nhưng rất độc đáo, thực chất món sợi ấy làm bằng bột gạo chứ không phải bột mì
”Thương nhau múc bát chè xanh
Làm tô mì Quảng cho anh vui lòng”
Làm tô mì Quảng cho anh vui lòng”
Nguyên liệu đặc biệt: sợi mì thắng ở chợ Chùa, rau sống Trà Quế, tôm Cửa Đại, nước mắm Nam Ô. Linh hồn của mì Quảng nằm trong nồi nước. Sợi mì Quảng làm bằng bột gạo, xắt ra từ một loại bánh tráng dày còn tươi (không phơi khô). Ăn lúc còn nóng, dùng kèm với bánh tráng nướng và thường ăn vào buổi trưa.Ăn mì quảng mà không có rau sống thì không ra chất mì Quảng. Đặc biệt là rau Trà Quế.
*Quá trình chế biến món Mì Quảng:
a. Nguyên liệu:
- 300g sườn non.
- 200g tôm thẻ hay tôm rảo.
- 200g thịt gà.
- Bánh tráng nướng, rau muống chẻ, rau chuối bào, húng nhũi, húng cây, đậu phộng rang, chanh, ớt, hành tím, tỏi.
- Mì Quảng.
b. Chuẩn bị:
- 300g sườn non.
- 200g tôm thẻ hay tôm rảo.
- 200g thịt gà.
- Bánh tráng nướng, rau muống chẻ, rau chuối bào, húng nhũi, húng cây, đậu phộng rang, chanh, ớt, hành tím, tỏi.
- Mì Quảng.
b. Chuẩn bị:
- Sườn, gà rửa sạch, chặt miếng nhỏ (vuông 3cm).
- Tôm cắt bỏ chân, đầu, ướp muối, tiêu, bột ngọt.
- Hành tím, tỏi bằm nhuyễn vắt lâùy nước cốt.
- Ướp thịt gà và sườn non với nước mắm, muối, đường, bột ngọt, nước hành tỏi khoảng 2 giờ cho thấm các loại gia vị.
c. Cách làm:
- Dùng dầu xào thịt gà, sườn non cho thơm, cho sườn vào nồi đun lấy nước ngọt, thịt gà
để riêng.
- Thịt gà mềm, cho tôm vào để lửa lớn cho rút hết gia vị vào thịt tôm.
d. Trình bày:- Trụng mì, xếp vào tô, trên mặt để thịt gà, thịt heo, tôm.
- Rắc đậu phộng, hành ngò chan nước.
- Tôm cắt bỏ chân, đầu, ướp muối, tiêu, bột ngọt.
- Hành tím, tỏi bằm nhuyễn vắt lâùy nước cốt.
- Ướp thịt gà và sườn non với nước mắm, muối, đường, bột ngọt, nước hành tỏi khoảng 2 giờ cho thấm các loại gia vị.
c. Cách làm:
- Dùng dầu xào thịt gà, sườn non cho thơm, cho sườn vào nồi đun lấy nước ngọt, thịt gà

- Thịt gà mềm, cho tôm vào để lửa lớn cho rút hết gia vị vào thịt tôm.
d. Trình bày:- Trụng mì, xếp vào tô, trên mặt để thịt gà, thịt heo, tôm.
- Rắc đậu phộng, hành ngò chan nước.
Món này dùng chung với rau chuối, rau muống, húng nhũi, bánh tráng nướng vàng.
e. Cơ sở khoa học:
- Có sự pha chế tổng hợp và kết hợp hài hòa âm dương trong món ăn: thịt gà, thịt heo, tôm…ăn kèm với rau, củ, quả, bánh tráng…
- Có sự tổng hợp của nhiều nguyên liệu mang tính bổ dưỡng, mùi vị thơm ngon: đạm, béo, đường, vitamin, chất xơ…
- Tạo hương vị thơm ngon, hài hòa về màu sắc, đậm đà hương vị nước chấm.
3. Bê Thui Cầu Móng:
* Nguồn Gốc:
Khắp vùng sông cái, sông con ở hạ lưu Thu Bồn, ai cũng biết ông Đợi (tên khai sinh là Nguyễn Lợi) – là một anh hề của gánh hát bội xã Điện Phương, vào những năm sau ngày đất nước giải phóng. Nhưng rất hiếm người biết ông Đợi là người đã khai sinh ra cái món đặc sản bê thui Cầu Mống.
Cầu Mống là ngôi làng nhỏ nằm cạnh quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Điện Phương - huyện Điện Bàn. Nơi đây có rất nhiều quán ăn phục vụ món ăn bò tái (hay còn gọi là bê thui) ngon nổi tiếng.
Cầu Mống là ngôi làng nhỏ nằm cạnh quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Điện Phương - huyện Điện Bàn. Nơi đây có rất nhiều quán ăn phục vụ món ăn bò tái (hay còn gọi là bê thui) ngon nổi tiếng.
Bò tái Cầu Mống đã có từ rất lâu và ngày càng được nhiều thực khách biết đến.
* Văn hóa thưởng thức món bê thui Cầu Móng:
- Thịt bê ngon hay không phụ thuộc nhiều vào nước chấm và rau sống. Nước mắm phải là loại mắm cái cá cơm, cá nục nguyên chất, chế biến từ những vùng chài ven biển Hội An đem về gạn ép xác, lọc lấy nước, thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn cùng ít gừng, mè rang. Rau phải là loại rau sống Trà Quế thơm ngon, đậm đà hương vị kèm với khế chua, chuối chát...
- Trải miếng bánh tráng ra, đặt lên vài lát thịt bê, cuốn chung với rau, chấm nước mắm pha tỏi ớt, cắn thêm miếng ớt xanh nhai thật chậm, thật kỹ mới cảm nhận hết vị ngon ngọt của thịt, vị đậm đà của nước mắm, thơm nồng của rau.
Để thưởng thức món Bê thui Cầu Móng có thể đến:
- Quán Bà Mười ,đoạn đường cầu Câu Lâu, trên quốc lộ 1A thuộc xóm Cầu Mống, xã Điện Phương, Điện Bàn (Quảng Nam).
- Bê thui Bảy Hiền - số 8 Ca Văn Thỉnh, phường 11, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
* Quá trình chế biến:
a. Nguyên liệu:
- Bê con 25-30kg
- Đường, ớt tỏi
- Ít gừng, mè rang
- Mắm cái cá cơm
- Rau sống Trà Quế
- Khế chua, chuối chát
b. Chế biến:
- Bê được giết chết, lấy hết bộ lòng, dùng dây thép khâu lại, lấy thanh sắt dài xỏ dọc thân bê, gác hai đầu thanh sắt lên lò than để thui. Công đoạn này đòi hỏi sự cần mẫn, tỉ mỉ, phải biết cách giữ lửa thế nào cho vừa đủ để cả con bê chín đều. Nếu quá lửa, thịt bê sẽ cháy sém không ngon. Thịt bê thui ngon phải có màu đỏ hồng nhưng không sống, da vàng rộm mà không khô, không dai và không bị ám khói.
Bê thui xong, xẻ bốn đùi treo lên trước hiên nhà. Mỗi khi có khách, chủ quán cắt một vạt thịt xắt từng lát mỏng, thấy rõ hai tầng thịt tái, chín
.
c. Trình bày:
- Bê dược bày ra đĩa xếp hình cho đẹp mắt, trên đĩa co để thêm miếng chanh và ớt xanh, ăn kèm với rau sống và bánh tráng.
* Cơ sở khoa học:
- Có sự pha chế tổng hợp và kết hợp hài hòa âm dương trong món ăn: thịt bê ăn kèm với các loại rau, chanh, tỏi, ớt.
-Cung cấp một lượng lớn năng lượng cho cơ thể.
- Có sự tổng hợp của nhiều nguyên liệu mang tính bổ dưỡng, mùi vị thơm ngon: đạm, béo, vitamin, chất xơ…
- Tạo hương vị thơm ngon, hài hòa về màu sắc, đậm đà hương vị nước chấm
4.Cơm gà Tam Kỳ:
* Nguồn gốc:
Có nguồn gốc từ Trung Hoa.
* Văn hóa thưởng thức món cơm gà Tam Kỳ:
Cơm gà đơn giản là cơm nấu ăn với gà luộc nhưng cái đặc sắc là những yếu tố trong món ăn bình dị này như cơm, gà, nước chấm, đồ chua ăn kèm đều mang hương vị, phong cách ẩm thực rất riêng của miền Trung.
Miền Trung thích “làm khéo”. Ăn gà nguyên miếng là không thanh nhã. Gà luộc thành gà xé bóp. Cô gái Quảng khéo léo dùng tay vừa xé gà ra từng miếng nhỏ, vừa bóp chung với tiêu muối, rau răm cho thật thấm. Dọn lên là một dĩa nhỏ, vừa ăn, có mùi vị rất riêng.
Cái đặc biệt của món cơm gà xứ Quảng bắt nguồn từ nét riêng của cách chế biến thịt gà theo “gu” miền Trung, nghĩa là gà xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, rau răm và gia vị. Cái khéo của người làm là khiến miếng thịt mang thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà.
Nước dùng gà được dùng để nấu cơm nên hạt cơm không trắng mà ánh một sắc vàng nhẹ, căng tròn, ngọt lịm vị gà. Với phong cách nhỏ nhẹ của người miền Trung, món cơm gà được bày trong chiếc đĩa nhỏ chỉ đủ làm lưng bụng thực khách. Đĩa cơm thường trang trí thêm ít lá bạc hà, đu đủ muối chua, ăn kèm với loại tương ớt sền sệt, cay xé lưỡi theo khẩu vị củn người địa phương. Món ăn là tổng hòa của nhiều hương vị: vị mặn pha ngọt thanh của cơm và gà, vị chua của đu đủ muối, vị cay của lá răm, bạc hà và ớt. Thế là đủ để thực khách phương xa hài lòng, để người dân xứ Quảng xa quê phải nhớ đến nao lòng mỗi khi gợi nhắc.
Để thưởng thức món Cơm gà Tam kỳ có thể đến:
- Cơm gà bà Luận – Tam Kỳ, 30 Hồ Tùng Mậu, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1
- Cơm gà bà Luận – Tam Kỳ, 30 Hồ Tùng Mậu, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1
- Cơm gà bà Luận – Tam Kỳ, 82/1 Chu Văn An, Bình Thạnh.
- Cơm gà bà Luận – Tam Kỳ, 707 Phan Chu Trinh, Tam Kỳ, Quảng Nam .
* Cách chế biến:
a. Nguyên liệu :
- 2lon gạo, 1/4 lon nếp, 1 con gà mái dầu, 1 củ hành tây
- Gia vị: Dầu ăn, tiêu, tỏi, đường, bột nghệ, chanh, ớt
- Trang trí: Xà lách, cà chua, ngò, rau răm
b. Thực hiện
- Gạo và nếp vo sạch, ngâm nước 1 giờ, vớt ra để ráo nước.
- Gà làm sạch luộc trong nước sôi cho 1 muổng cà phê bột nghệ và 1 chút muối.
- Hành tây cắt sợi mỏng, ngâm nước đá cho giòn.
- Cho gạo vào nồi cơm điện, cho nước luộc gà vừa ngập mặt cơm, nêm 1 chút hạt nêm, muối, tiêu , 2 muỗng canh dầu phi hành , nấu bình thường.
- Gà luộc chín, pha 1 ít , để ráo nước, xé thịt, bóp với muối, đường chanh vừa ăn, ớt bằm, cho hành tây và rau răm vào trộn đều.
- Nước mắm: 1/2 chén nước mắm, 3 muong đường, 1 muỗng súp tỏi, 1 muỗng súp ớt băm + 1 xíu chanh. Nước mắm không quá chua, vị mặn đậm và sệt sệt mới ngon
c. Trình bày:
Xếp xà lách, cà chua cắt lát tròn ở dưới, múc cơm lên trên, trên cùng để thịt gà.
- Nước luộc gà còn lại cho ít cải ngọt vào làm canh.
- 2lon gạo, 1/4 lon nếp, 1 con gà mái dầu, 1 củ hành tây
- Gia vị: Dầu ăn, tiêu, tỏi, đường, bột nghệ, chanh, ớt
- Trang trí: Xà lách, cà chua, ngò, rau răm
b. Thực hiện
- Gạo và nếp vo sạch, ngâm nước 1 giờ, vớt ra để ráo nước.
- Gà làm sạch luộc trong nước sôi cho 1 muổng cà phê bột nghệ và 1 chút muối.
- Hành tây cắt sợi mỏng, ngâm nước đá cho giòn.
- Cho gạo vào nồi cơm điện, cho nước luộc gà vừa ngập mặt cơm, nêm 1 chút hạt nêm, muối, tiêu , 2 muỗng canh dầu phi hành , nấu bình thường.
- Gà luộc chín, pha 1 ít , để ráo nước, xé thịt, bóp với muối, đường chanh vừa ăn, ớt bằm, cho hành tây và rau răm vào trộn đều.
- Nước mắm: 1/2 chén nước mắm, 3 muong đường, 1 muỗng súp tỏi, 1 muỗng súp ớt băm + 1 xíu chanh. Nước mắm không quá chua, vị mặn đậm và sệt sệt mới ngon
c. Trình bày:
Xếp xà lách, cà chua cắt lát tròn ở dưới, múc cơm lên trên, trên cùng để thịt gà.
- Nước luộc gà còn lại cho ít cải ngọt vào làm canh.
* Cơ sở khoa học:
- Có sự pha chế tổng hợp và kết hợp hài hòa âm dương trong món ăn: thịt gà ăn kèm với rau, củ, quả, …
- Có sự tổng hợp của nhiều nguyên liệu mang tính bổ dưỡng, mùi vị thơm ngon: đạm, béo, đường, vitamin, chất xơ…
- Tạo hương vị thơm ngon, hài hòa về màu sắc, đậm đà hương vị nước chấm
5. Bánh Tổ Hội An:
Là bánh truyền thống lâu đời của người dân xứ Quảng vào những ngày Tết Âm Lịch hằng năm.
* Nguồn gốc:
Xuất hiện ở Hội An khá lâu, có lẽ cùng thời điểm hình thành phố cổ, được người Hoa du nhập từ thế kỷ XVI-XVII và tồn tại cho đến ngày nay.
* Văn hóa thưởng thức món bánh Tổ:
Vào những ngày Tết, trong các thứ bánh đặt lên bàn thờ tổ tiên của người xứ Quảng thường không thể thiếu món bánh tổ. Bởi ngay tên gọi của món bánh này cũng như chính lời nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, gốc gác.
Bánh tổ có hình tròn, tựa như hình cái bát, bên ngoài được bọc bởi một lớp là chuối khá dày và kín. Phía trên mặt bánh là một lớp mè trông rất ngon mắt.
Đặc trưng của bánh tổ Quảng Nam là vừa dai và dẻo. Có 3 cách ăn bánh tổ. Có người thích lấy bánh xắt ra từng miếng rồi ăn sống. Có người thích nướng trêm bếp than hồng cho mềm rồi ăn. Và cách được nhiều người chuộng nhất là xắt miếng rồi chiên lên. Khi chiên, lát bánh sẽ phồng lên, đen bóng, tỏa mùi thơm ngào ngạt. Có thể kẹp bánh tổ chiên vào giữa hai miếng bánh tráng để ăn. Sự kết hợp như vậy sẽ làm cho người ăn cảm nhận được cái ngọt thanh của đường, mùi thơm đặc biệt của nếp, beo béo của dầu, cay cay của gừng. Đó là một hương vị đậm đà bản chất xứ Quảng.
* Cách chế biến:
a. Chuẩn bị:
- Bột nếp và đường.
Nếp phải là loại tốt, dẻo và thơm. Nếp hột được vo sạch, phơi trải cho khô ráo rồi xay hoặc giã cho thành bột thật mịn. Đường để làm bánh theo truyền thống phải là đường bát Quảng Nam . Bột, đường được trộn với nhau và được nhồi, đánh thật kỹ, thật nhuyễn. Đổ
b. Bánh vào khuôn:
Bột và đường sau khi được đánh nhuyễn với nhau tạo thành một thứ nguyên liệu sền sệt. Nguyên liệu này bây giờ được đổ vào một cái “đài” được làm bằng lá chuối tươi và dùng tăm tre vót nhọn ghim kín mép lá. Chiếc đài bằng lá chuối bây giờ được đặt vào một cái khuôn để giữ cho bánh không bị biến dạng trong khi hấp.
c.. Hấp bánh:
Các khuôn bánh được đặt lên một tấm vỉ tre. Cứ 12 bánh xếp từng vỉ vào nồi. Tất cả 6 vỉ một nồi, cách nhau bởi hai thanh gỗ đan chéo nhau. Bánh tổ đem hấp liên tục trong 3 giờ thì chín, vớt ra để nguội. Bánh chín sẽ đông đặc lại. Thử bánh chín hoàn toàn chưa bằng cách lấy một cái trên mặt, đâm sâu chiếc đũa vào không thấy trào bột ra là được. Bánh lấy ra khỏi nồi là nhanh tay rắc mè đã rang chín, làm sạch vỏ lên mặt bánh cho dính lại. Cuối cùng, đem bánh ra phơi nắng độ hai, ba hôm tùy thời tiết cho bốc hơi lượng nước ít ỏi trong bánh, vỏ bánh khô cứng lại, có thể lột lớp vỏ chuối ra dễ dàng, khi đó mới thực sự khô mặt bánh.
Để thưởng thức món Bánh Tổ có thể đến:
- Khu phố 2, phường Cẩm Phô, Hội An có nhà bà Nguyễn Thị Hường vẫn còn giữ nghề làm món bánh đặc sản gia truyền.
- Khu người Hoa Chợ Lớn (TP.HCM) thường đổ ra đường bày bán vào dịp Tết.
6. Khoai lang chà Quế Mỹ:

Xứ Quảng nổi tiếng với nghề trồng khoai, Làng Quế Mỹ (huyện Quế Sơn) có câu: "Nhất gái Quế An, nhì khoai lang Quế Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà từ năm 1545, Bắc quân Đô đốc Bùi Tá Hán khi giữ chức trấn thủ Quảng Nam đã khuyên dân nên trồng khoai và lúc nấu cơm ăn nên "ghế" (độn) thêm khoai. Đất đai không phì nhiêu, lại đông dân, thời tiết bất thường, mưa gió, bão lụt liên miên, nên người Quảng phải cần kiệm theo câu châm ngôn: "Ăn chắc, mặc bền" và "ăn bữa ni, để dành bữa mốt".
* Văn hóa thưởng thức món Khoai lang chà Quế Mỹ:
- Xứ Quang có được hai loại khoai chà: loại nhỏ hạt và loại lớn hạt. Khoai chà loại nhỏ được ăn bằng cách cạo đường bát vào hoặc trộn đường cát và dùng lá mít xúc ăn. Bấy giờ, vị ngọt, bùi, dẻo của khoai và đường quyện vào nhau như cặp vần sáu, tám trong thể thơ lục bát. Vừa ăn vừa nghe những câu lục bát vọng lên:
Trăng rằm đã tỏ lại tròn
Khoai lang đất cát đã ngon lại bùi
Khoai lang đất cát đã ngon lại bùi
- Còn loại lớn hạt, lúc muốn ăn thì phải "sú" thêm nước sôi đặng khoai mềm, dễ ăn. Khoai nở ra thơm nức mũi và sắc mầu lại thanh nhã lạ lùng. Người Quảng Nam thích món ăn này, vì nó có tác dụng "kiên cường" là... chống đói một cách "bền bỉ". Sáng đi cày, "chơi" một bát khoai chà thì cam đoan đến giờ ngọ bụng vẫn còn no.
Các món đặc sản khác của Quảng Nam :
* Bánh bao-bánh vạc Hội An
Thực khách khi đến với các nhà hàng ở Hội An đều dễ dàng thấy món đặc sản này. Một đĩa lớn bày chừng độ mươi miếng bánh bao nhỏ bằng nửa quả bóng bàn với những chiếc bánh vạc có hình chiếc gối bán nguyệt chừng bằng nửa quả bóng tennis. Mép vỏ bánh được vén lên thành các nếp sóng cuộn như tai chiếc vạc đồng, còn chiếc bánh thì trông như một bông hoa, vì thế du khách đã đặt tên là “White rose” tức là Hoa hồng trắng.Vỏ bánh vạc được dàn mỏng bằng lòng bàn tay, nhân gồm chả tôm, giá, nấm, mộc nhĩ, hành, thịt lợn băm...Gấp đôi miếng vỏ lại và vê cho kín mép, bọc lấy nhân. Hấp xong vỏ bánh trong hơn và có thể nhìn thấy nhân ở trong. Hai loại bánh này cần có một loại nước chấm riêng làm từ nước mắm cốt, nước tôm nõn, chanh, ớt. Ăn cùng hành phi, rau xà lách và các loại rau thơm.
Thực khách khi đến với các nhà hàng ở Hội An đều dễ dàng thấy món đặc sản này. Một đĩa lớn bày chừng độ mươi miếng bánh bao nhỏ bằng nửa quả bóng bàn với những chiếc bánh vạc có hình chiếc gối bán nguyệt chừng bằng nửa quả bóng tennis. Mép vỏ bánh được vén lên thành các nếp sóng cuộn như tai chiếc vạc đồng, còn chiếc bánh thì trông như một bông hoa, vì thế du khách đã đặt tên là “White rose” tức là Hoa hồng trắng.Vỏ bánh vạc được dàn mỏng bằng lòng bàn tay, nhân gồm chả tôm, giá, nấm, mộc nhĩ, hành, thịt lợn băm...Gấp đôi miếng vỏ lại và vê cho kín mép, bọc lấy nhân. Hấp xong vỏ bánh trong hơn và có thể nhìn thấy nhân ở trong. Hai loại bánh này cần có một loại nước chấm riêng làm từ nước mắm cốt, nước tôm nõn, chanh, ớt. Ăn cùng hành phi, rau xà lách và các loại rau thơm.
Là một đặc sản của miền Tây đất Quảng, nó còn có tên là trái Nam Trân (trái quí ở phương Nam) thường ra trái vào tháng 8 dương lịch. Cái tên Nam Trân gắn với truyền thuyết về chúa Nguyễn. Khi bị quân Tây Sơn đánh bại, chúa Nguyễn bỏ chạy vào vùng tây Quảng Nam . Đến đây, cả chúa và đoàn tùy tùng đói lả vì lương thảo đã cạn. Một người trong đoàn đã tình cờ nhìn thấy một loại trái cây màu vàng nhạt, bên trong có nhiều múi nhỏ trắng bèn hái ăn thử, thấy ăn được lại có vị ngọt thanh, rất mát bèn đem dâng chúa. Chúa Nguyễn và đoàn tùy tùng được cứu sống nhờ loại trái cây này và đặt tên là trái Nam Trân.
* Hến xào Cẩm Nam
Hến Cẩm Nam từ lâu đã thành một món quen thuộc, có mặt hàng ngày trong các bửa ăn của những gia đình bình dân cũng như khá giả ở phố Hội an. Sau những giờ lao động vất vả, cả nhà ngồi quây quần bên rổ khoai lang, vị dai dai, ngọt ngọt của hến với vị cay cay của ớt, của hành làm không khí gia đình ấm cúng hẳn lên.
* Bánh bèo Hội An
Trong các món ăn chế biến từ gạo, sau mỳ Quảng, bánh bèo là một món ăn chiếm được sự ưa chuộng của đông đảo cư dân Hội An, nhất là cư dân các vùng nông thông.
Để làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo ngon cho vào ngâm nước để gạo mềm rồi xay thành nước bột min. Bánh ngon hay dở phụ thuộc phần lớn và khâu xay này. Nước bột không được đặc quá, vì đặc bánh sẽ cứng, ít dẻo. Nếu lỏng quá, bánh sẽ nhão, không đứng tròng (chén bánh không trũng ở giữa).
Để làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo ngon cho vào ngâm nước để gạo mềm rồi xay thành nước bột min. Bánh ngon hay dở phụ thuộc phần lớn và khâu xay này. Nước bột không được đặc quá, vì đặc bánh sẽ cứng, ít dẻo. Nếu lỏng quá, bánh sẽ nhão, không đứng tròng (chén bánh không trũng ở giữa).
* Mít Hông Tam Kỳ
Ở Quảng Nam, trái mít ngoài để ăn chín còn được dùng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, như mít non luộc xắt phay chấm mắm ruốc, mắm cái hoặc làm gỏi mít; mít già xắt phơi khô để ghế (xáo) cơm; mít chín ngào gói trong mo cau cất nơi gác bếp là thứ “kẹo dẻo” khiến trẻ con luôn mê mẩn.
Đặc biệt, món mít hông là món ăn tuy dân dã nhưng cực kỳ hấp dẫn mà khi nói tới, người viết đã nghe nước bọt “râm ran” trong miệng.
Nghe nói ở thành phố Tam Kỳ có mấy quán bán mít hông rất hấp dẫn, chúng tôi hăm hở “đánh” xe máy đi gần 60km để được thưởng thức. Quán mít hông nằm khiêm nhường ở số 193 đường Huỳnh Thúc Kháng. Trên dĩa mít hông còn có đậu phụng (lạc) rang giã giập, dừa nạo, dầu phụng đã phi thơm… Ăn lúc nóng, múi mít hông ngọt ngào bốc hơi thơm lừng nơi mũi, hoà quyện lan toả của các vị ngọt, béo, bùi…
* Bánh Đậu Xanh Hội An
Bánh đậu xanh Hội An Bánh đậu xanh ở Hội An có lịch sử lâu đời. Từ thế kỷ thứ XVIII, bánh đậu xanh đã là một món quà có giá trị được cư dân địa phương dùng để dâng tặng các quan lại. Trong một lần Vua Minh Mạng tuần du vào Quảng Nam , cư dân ở đây đã dâng tiến loại bánh đậu xanh thượng hạng ở phố Hội An để ngài ngự dụng. Tiếng thơm nầy không phải ngẩu nhiên mà có. Cũng là đậu xanh, nếp, đường, nhưng chiếc bánh ở phố cổ Hội An có hương vị và cách trình bày riêng. Những chiếc bánh đậu xanh ở đây có dáng hình tròn hoặc vuông.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét