Trang
blog này được lập bởi chủ Quán BỌT TRÁI
CÂY với mục đích chia sẻ tài liệu về công nghệ thực phẩm
cho các bạn cùng khoa cũng như các anh, chị, em và các bạn yêu thích, quan tâm
hay tìm kiếm tài liệu về công nghệ thực phẩm.
NẾU
THẤY TÀI LIỆU CÓ ÍCH, MỜI CÁC
BẠN ĐẾN VÀ ỦNG HỘ QUÁN BỌT TRÁI CÂY ĐỂ CHÚNG TÔI CÓ THÊM KINH PHÍ DUY TRÌ HOẠT
ĐỘNG ĐĂNG TẢI TÀI LIỆU CHO MỌI NGƯỜI!
XIN CHÂN THÀNH CẢM
ƠN!
Quán Bọt Trái
Cây
Địa chỉ: 88/955E Lê Đức Thọ,
P.6, Gò Vấp,
TP.HCM
Hotline:
0935.355.169
Mail: bottraicay@gmail.com
Web: http://bottraicay.blogspot.com/
Xem bản đồ đường đi clik vào đây
1. Xử lý nước công
nghệ:
Nước là một trong những
nguyên liệu chính dùng để sản xuất bia. Thành phần và tính chất của nước ảnh
hưởng trực tiếp đến toàn bộ qui trình công nghệ và chất lượng thành
phẩm.
Lượng nước sử dụng thường
khoảng 3,7 ÷ 10,9 hl/hl
bia.
Nước dùng để
sản xuất bia trước hết phải đạt tiêu chuẩn nước thực phẩm, tức là không chứa mầm
bệnh và các chất gây độc hoặc các chất không độc nhưng ở nồng độ bất lợi cho mục
đích thực phẩm. Về cảm quan nước dùng sản xuất bia nên trong, không mùi, không
màu, không có vị
lạ.
Trong bảng
chỉ tiêu chất lượng nước nấu bia (bảng 2.4), mỗi chất tan có giới hạn nồng độ
cho phép riêng. Khi hàm lượng mỗi chất nằm trong giới hạn cho phép của nó thì
đảm bảo an toàn và có thể có ích cho công nghệ cũng như chất lượng
bia.
Xử lý nước công nghệ có
nhiều phương pháp xử lý khác nhau, tuỳ thuộc vào nguồn nước cần xử lý, trang
thiết bị hiện có của nhà máy, yêu cầu chất lượng nước sau xử lý, quy trình công
nghệ của nhà
máy,…
Thông thường, có các
phương pháp xử lý
sau:
Phương pháp
lắng trong và lọc (xử lý sơ
bộ).
Phương pháp
làm mềm nước bằng các cách như: gia nhiệt, làm nguội, dùng vôi – sođa, trung hoà
bằng acid, phương pháp trao đổi
ion.
Trong đó, trao đổi ion là
một phương pháp hiện đại đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Nước sau khi
qua các cột trao đổi ion có chất lượng phù hợp với mục đích nấu bia. Ngoài ra,
nó còn có nhiều ưu điểm khác như: trang thiết bị gọn gàn, diện tích mặt bàng
nhỏ, thời gian xử lý nhanh, công suất
lớn,…
1.1. Quy trình công nghệ:

1.2. Thuyết minh
quy trình công
nghệ
Tất cả thiết
bị được chia làm 2 hệ, để khi hệ này hoạt động thì hệ kia sẽ tiến hành hoàn
nguyên và vệ sinh. Công suất 10m3/h (1
hệ).
1.2.1.
Nguồn nước thành
phố
Nước thành phố
theo đường ống dẫn về bể chứa 1000m3 của nhà máy, nguồn
nước này đã qua xử lý sơ bộ, có thành phần hoá học ổn định, nhằm phục vụ cho
sinh
hoạt.
Tại bể chứa của
nhà máy, tùy vào mục đích sử dụng mà ta có tiếp những bước xử lý khác nhau sao
cho phù hợp với yêu cầu đặt
ra.
Ở đây, ta chỉ
quan tâm đến phương pháp xử lý nước nấu. Vì nấu là một công đoạn vô cùng quan
trọng trong quá trình sản xuất dịch đường, có ảnh hưởng rất lớn đến các công
đoạn sau và ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Nhà máy có riêng một hệ thống
xử lý nước
nấu.
1.2.2. Bể
chứa
1000m3
Mục đích: chứa nước từ
thành phố về, để từ đây cung cấp cho các phân xưởng trong toàn nhà
máy.
Quá trình làm
việc
Mức nước trong bể phải
luôn luôn nằm trong khoảng 1/2÷2/3
bể.
Trong một năm
phải vệ sinh bể 2
lần.
Trong quá
trình cấp nước cho nhà máy, hằng ngày nhân viên KCS đều phải lấy mẫu nước thành
phố đi kiểm tra và kết quả thu được phải nằm trong giới hạn theo bảng dưới
đây:
Bảng
4.1. Thông số nước đầu
vào
Chỉ
tiêu
|
Số
liệu đầu vào
|
Đơn
vị
|
pH
|
6,5 ÷
7,5
|
|
TH
|
7 ÷
10
|
0F
|
TAC
|
7 ÷
10
|
0F
|
Cl
|
-
|
mg/l
|
Vì là
nước thành phố nên pH, TH, TAC thường nằm trong giới hạn cho phép và nó được
tiếp tục xử lý qua hệ thống trao đổi ion.
Còn
Cl2tự do có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi sinh vật, vì nó có tính
chất sát trùng rất mạnh. Khi tác dụng với nước tạo thành acid hypoclorua, sau đó
phân hủy thành HCl và oxy nguyên tử có khả năng oxy hóa cao. Nó diệt trùng rất
mạnh bằng cách oxy hóa màng tế bào vi sinh vật

Nếu
hàm lượng clo trong bể nhỏ hơn 0,03mg/l, thì bơm định lượng sẽ tự động châm clo
vào hệ thống cho đến lúc nào đạt được hàm lượng 0,03mg/l và bơm sẽ tự động ngừng
nếu nồng độ clo lớn hơn 0,03mg/l.
Quá trình chuẩn bị dung dịch
clorine như sau: pha 300g clorine với 100l nước, khuấy trộn kỹ khoảng 15 phút để
bột clorine tan hết, để lắng dung dịch sau 30 phút mới được sử dụng. Chỉ sử dụng
phần nước trong bên trên bồn chứa. Sau 7 ngày phải chuẩn bị dung dịch clorine
lại, vì hoạt tính của clo tự do trong bồn đã hết.
Bể
nước thành phố cũng được kiểm tra tất cả các chỉ tiêu yêu cầu của nước nấu, tiến
hành 1 tháng 1 lần.
1.2.3. Bồn
than
Mục
đích
Hấp phụ các chất gây mùi, chất màu
và khử các chất hữu cơ nhất là clo.
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bồn
than
v Cấu tạo bồn than
Bồn
than hoạt tính được làm bằng inox, bên ngoài có lớp sơn màu bạc có tác dụng
chống gỉ sét.
Có
thể tích là 1,2 m2, cao 1,8m, đường kính 850mm. Có dạng hình trụ
tròn, đáy và nắp có dạng hình côn.
v Nguyên lý làm việc
Nước được bơm theo ống
dẫn đưa vào bồn than từ trên xuống, được phân bố đều trong bồn nhờ 4 ống candle.
Nước đi qua lớp than hoạt tính, xuống phía dưới và ra ngoài qua 6 ống candle.
Còn những chất màu, mùi và clo thì bị giữ lại trên bề mặt của than. Sau thời
gian hoạt động thì bề mặt của than sẽ đạt trạng thái bão hoà, không còn khả năng
hấp phụ, lúc này lượng nước qua bình than hoạt tính có hàm lượng clo ≥ 0,05mg/l,
thì ta phải tiến hành hoàn nguyên để tái sinh lại than hoạt
tính.
Lượng than trong bể
chiếm khoảng 2/3 bồn, thực tế khoảng 600 kg. Trong đó, có 350 kg là than hoạt
tính còn 250 kg là sỏi. Mục đích của việc sử dụng sỏi là nhằm:
Tăng khả năng làm
trong nước.
Tạo độ xốp trong khối
than hoạt tính, tránh ngẹt ống.
Quá trình hoàn nguyên than hoạt
tính
v Mục đích: Tái sinh lại than hoạt
tính.
v Các bước hoàn
nguyên
§ Bơm nước vào bình ( hoặc xả bớt) sao cho mức
nước
trong
bình khoảng 2/3 ÷3/4 bình.
§ Hoàn nguyên:
Hơi được cấp từ lò hơi, có nhiệt
độ khoảng 120 ÷ 1400C, áp suất hơi khoảng 1÷ 1,5
KG/cm2.
Cho chạy tuần hoàn nước từ bồn
than qua bình gia nhiệt, ở đây nước tiếp xúc với hơi có nhiệt độ cao nên nhiệt
độ của nước tăng lên. Bơm tuần hoàn khoảng 45 phút lúc này nhiệt độ trong bồn
khoảng 85 ÷ 90 0C.
Mục
đích của gia nhiệt: tạo điều kiện cho clo đã hấp phụ lên bề mặt than bốc hơi ra
và tách khỏi than.
§ Tiếp đến là ngâm than khoảng 70 phút, nhằm tạo
điều kiện có đủ
thời gian để làm yếu liên kết hấp
phụ giữa các chất màu, mùi và clo lên bề mặt than.
§ Rửa ngược:
Nghĩa
là cho nước đi vào bồn từ dưới lên và ra ở trên, ngược lại với
quá
trình làm việc của bồn. Thời gian
rửa ngược khoảng 30 phút
Mục đích: là tạo ra
một lực để đẩy những cặn bẩn này ra khỏi than và
hoà vào nước.
§ Rửa xuôi:
Là
ngược lại với rửa ngược tức là nước đi từ trên xuống và mang tất
cả
các cặn bẩn đó theo đường ống ra
ngoài.
Mục đích là rửa sạch
cặn bã có trong bồn than.
v Nhược điểm của bồn than là dễ bị nhiễm khuẩn
vì có những chổ rỗng
làm
nơi trú ngụ cho vi khuẩn. Chính vì thế phải lấy nước sau bồn than kiểm tra hàm
lượng clo.
1.2.4. Bồn
Cation
1.2.4.1. Mục
đích
Lọc các ion dương có mặt trong
nước, bằng cách sử dụng nhựa cation có gốc acid mạnh C100H (Tập đoàn
PURROLITE-Anh).
Cơ sở của quá trình khử ion
dương:

Chính
vì vậy mà pH của cation giảm xuống.
1.2.4.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt
động
v Cấu
tạo
Bồn
cation được làm inox, bên ngoài có một lớp sơn chống gỉ sét, có dạng hình trụ
tròn đáy côn, nắp côn.
Có V
= 1,2m3, chiều cao 1,8m, đường kính 850mm.
Lượng
nhựa trong bồn khoảng 600l, có ký hiệu là C100H.
v Nguyên lý hoạt
động
Nước
sau lọc than theo ống dẫn tiếp tục qua hệ thống trao đổi ion, mà trước tiên là
bồn cation.
Nước
phân bố đều trong bồn nhờ 4 ống candle lắp ở phía trên, nước đi từ trên xuống
qua lớp nhựa. Khi nước tiếp xúc với nhựa thì những ion dương trong nước (nguyên
nhân chính gây nên độ cứng của nước) sẽ bị giữ lại trên bề mặt hạt nhựa. Nước
mềm sẽ ra ngoài qua 6 ống candle đăt ở phía dưới (không phải ở đáy). Theo kinh
nghiệm, sau thời gian khoảng 8 ÷ 12 giờ sử dụng thì ta tiến hành chuyển bồn và
hoàn nguyên bồn đã sử dụng. Hoặc kiểm tra khi lượng nước qua bình cation 1 hoặc
cation 2 có độ cứng TH ≥ 20F hoặc TAC ≥ 20F, thì phải tiến
hành hoàn nguyên lại hạt nhựa cation.
1.2.4.3. Quá trình hoàn nguyên nhựa
cation
Mục đích: để tái sử dụng nhựa sau khi đã bị
trơ.

v Các bước hoàn
nguyên
§ Kiểm tra hoá chất HCl 32% phải đủ để hoàn
nguyên (≥ 80l).
§ Kiểm tra bơm định lượng phải hoạt động
tốt
§ Hoàn nguyên cation 1, cô lập cation
2.
o Xả hết nước ra khỏi bình, đóng van
đáy.
o Điều chỉnh độ mở van sao cho lưu lượng nước qua khoảng 0,8
m3/h, lượng nước cấp vào khoảng 360 ÷
400l.
o Khỏi động bơm định lượng hoá chất
M06.
o Chế độ hoàn nguyên như
sau:
Xả đáy (khoảng 20 phút):
xả hết
nước.
Hoàn nguyên: 30
phút.
Ngâm hoá chất: 60
phút.
Xả hết dung dịch hoá chất
ra
ngoài.
Rửa ngược: 30
phút.
Rửa xuôi: 30 phút. Tùy
thuộc vào pH của nước sau khi rửa, nếu pH = 3,5 ÷ 4,5 thì ngừng rửa xuôi và đưa
bình vào hoạt động bình
thường.
v Pha hóa
chất
Dùng
HCl 32% pha với nước để thu được dung dịch acid có nồng độ khoảng 4 ÷ 10 % để
bơm vào bồn hoàn nguyên nhựa cation.
Ta
có, lượng nước cấp vào (dung dịch HCl sau khi pha) là V3= 400l, với
nồng độ C3 = 4%.
Thể
tích HCl cần dùng là V2(l), nồng độ C2 =
32(%).
Thể
tích nước dùng để pha là V1(l).
Theo
công thức: V1C1 + C2V2=
V3C3 (*)
Trong đó, V3 = V1 +
V2 =
400
Thay lại (*) ta có,
32xV2 = 400 x
4
Suy ra:
V2 = 50 (l) và V1= 350
(l).
Như vậy pha 50 l HCl 32%
với 350 l nước thì ta sẽ thu được 400l dung dịch acid HCl 4%. Ta dùng dung dịch
này để bơm vào bồn cation để hoàn nguyên
nhựa.
1.2.5. Bồn
Anion
1.2.5.1.
Mục đích: ngược lại với bồn cation thì bồn anion có
tác dụng lọc ion
âm.
Cơ sở lý
thuyết: các ion âm có trong nước khi đi qua lớp nhựa thì bị giữ lại trên bề
mặt các hạt
nhựa.

1.2.5.2. Cấu tạo
và nguyên lý hoạt
động
v Cấu
tạo
Bồn
anion có cấu tạo giống như bồn cation, cũng được làm bằng inox, bên ngoài có một
lớp sơn chống gỉ. Có dạng hình trụ tròn, đáy và nắp có dạng hình
côn.
Thể
tích là 1,2m3, cao 1,8m, đường kính 850mm.
Sử
dụng nhựa A400 với thể tích 600 l trong mỗi bồn.
v Nguyên lý hoạt động: tương tự bồn cation.
1.2.5.3. Quá trình hoàn nguyên nhựa
anion
v Mục đích: tái sử dụng lại nhựa
anion
v Quá trình hoàn nguyên:
§ Kiểm tra lượng hoá chất NaOH 32% trong bồn
phải đủ để hoàn nguyên (≥ 80l).
§ Kiểm tra bơm định lượng hoạt động bình
thường.
§ Đặt lượng bơm hóa chất 80% lưu lượng định mức
(núm xoáy điều chỉnh lưu lượng ở vị trí số 8).
§ Hoàn nguyên A1 thì cô
lập A2.
o Xả hết nước ra khỏi bình, đóng van
đáy.
o Điều chỉnh độ mở van sao cho lưu lượng nước
qua khoảng 0,8m3/h, lượng nước cấp vào khoảng 360 ÷
400l.
o Khởi động bơm hóa
chất.
o Thời gian bơm 30 phút.
o Ngâm hóa chất 60 phút.
o Xả hết dung dịch trong bồn ra
ngoài.
o Rửa ngược 30 phút.
o Rửa xuôi 30 phút, tuỳ vào pH của nước sau khi
rửa. Khi pH = 8,5 ÷ 9,5 thì ngừng rửa và đưa bình vào hoạt động bình
thường.
1.2.5.4. Các dấu hiệu nhận biết hạt nhựa bị
trơ
Sự thay đổi pH.
Sự thay đổi độ
kiềm.
Sự thay đổi độ
cứng.
Hàm lượng các ion thay
đổi.
Ngoài ra, còn có sự thay đổi về độ
dẫn điện (hàm lượng các ion càng cao thì độ dẫn điện càng cao).
1.2.5.5. Hiệu quả trao đổi ion của
nhựa
v Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trao đổi của
nhựa:
Hiệu quả trao đổi của nhựa phụ
thuộc vào hàm lượng (hoặc thành phần) của nước đầu vào.
Chiều cao lớp hạt nhựa: càng cao
xử lý càng tốt.
Mức độ tái sinh: tái sinh càng
nhiều lần thì hiệu quả sử dụng càng tốt (tần suất tái sinh).
v Hiệu quả xử lý kém do một số nguyên nhân
sau:
Tốc
độ chảy của nước qua lớp nhựa quá nhanh (10 ÷
12m3/h).
Tốc
độ hoàn nguyên nhựa quá cao, thời gian hoàn nguyên không đủ, nồng
độ
hoá
chất hoàn nguyên không đủ. Nên hoàn nguyên với tốc độ chậm để phản ứng xảy ra
hoàn toàn.
Nhựa đã quá cũ, hết hiệu lực sử
dụng: 2 ÷ 3 năm thay mới nhựa 1 lần.
Nhựa đã bị biến chất do clo oxy
hóa, do cặn bám vào xung quanh nó.
1.2.6. Bình lọc
tinh
1.2.6.1. Mục
đích
Loại bỏ hết những cặn mịn còn sót
lại trong nước sau khi qua hệ thống trao đổi ion, có cả những hạt nhựa hỏng trôi
theo nước ra ngoài.
1.2.6.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt
động
v Cấu
tạo:
Bồn
lọc tinh được làm bằng inox, có dạng hình trụ tròn, chõm cầu. Bên trong có 6 ống
lọc tinh cao1m, kích thước lỗ lọc là 1µm.
Ống lọc có chất lượng tốt: có màu trắng tinh, mịn và các ống lọc phải đồng đều
nhau.
v Nguyên lý hoạt
động
Nước sau khi qua hệ thống lọc trao
đổi ion tiếp tục được đưa vào bồn lọc tinh. Nước sau khi vào bồn lọc tinh sẽ di
chuyển từ ngoài ống lọc vào bên trong ống, nước trong di chuyển bên
trong và theo ống dẫn ra ngoài, đưa đi cấp cho nhà nấu. Còn những cặn nhỏ thì bị
giữ lại trên bề mặt ống lọc. Khi bề mặt ống lọc trở nên sẫm màu, hiệu quả lọc
không cao, thì ta tiến hành hoàn nguyên ống lọc.
Để nước sau lọc tinh đạt yêu cầu
nước nấu bia theo tiêu chuẩn nước nấu bia Sài Gòn, thì người ta phối nước sau
lọc tinh với nước sau bồn than và cả với nước sau hệ thống trao đổi ion. Nhằm
đảm bảo pH, kiềm, cứng cho nước nấu bia.
Chỉ
tiêu
|
Số
liệu đầu ra
|
Đơn
vị
|
pH
|
6,5 ÷
7,5
|
-
|
TH
|
≤
2
|
0F
|
TAC
|
≤
2
|
0F
|
NaCl
|
≤
20
|
Mg/l
|
Bảng 4.2. Thông số nước đầu ra đáp ứng nước nấu bia theo tiêu chuẩn
nước nấu bia Sài
Gòn.
Thông thường, khoảng 1 ÷ 2 tháng
sẽ ngâm ống lọc tinh 1 lần và khoảng 1÷ 2 năm là nên thay ống
mới.
1.2.6.3. Quá trình ngâm ống
lọc
Trước tiên, là phải cô lập bồn lọc
tinh.
Sau đó, mở nắp bình lọc tháo các
ống lọc ra.
Ngâm các ống lọc vào phuy chứa
dung dịch formol 0,5 %(Pha 1 kg formol trong 200 l nước sạch) trong thời gian 12
÷ 24 giờ.
Lấy ống lọc ra, rửa kỹ bằng nước
sạch.
Lắp ống lọc vào bình, đóng
nắp.
Mở van đưa bình lọc vào làm việc
bình thường.
1.3. Một số sự cố thường
gặp: (Bảng
4.3)
Sự
cố
|
Cách
khắc phục
|
Hàm
lượng clo sau bồn than cao.
|
Hoàn
nguyên than.
|
Áp
suất sau lọc tinh thấp.
|
Kiểm
tra độ chênh lệch áp suất qua các bình lọc.
Vệ
sinh cột lọc tinh.
|
Lượng
nước lọc ít hơn qui định.
|
Kiểm
tra mức nước trong bể lớn.
Kiểm
tra lượng hoá chất và chế độ hoàn nguyên.
Kiểm
tra lượng nhựa trong bình.
|
Tốc
độ lọc chậm.
|
Rửa
ngược bình than.
|
Thủng
ống candle.
|
Thay
ống mới
|
Máy
đo độ kiềm không làm việc.
|
Kiểm
tra thông báo lỗi trên màng hình, xử lý theo tài liệu hướng
dẫn.
|
Mất
nước vệ sinh.
|
Kiểm
tra hệ thống tự động chuyển sang chạy tay.
|
Động
cơ không hoạt động.
|
Kiểm
tra phần điện, co
|
.2. Xử lý nước thải:
* Tính chất của nước
thải:
Nước thải của nhà máy được
chia làm 2 phần chính là: nước thải sản xuất bia và nước thải sinh
hoạt.
- Nước thải sinh
hoạt
Đây là loại nước thải do vệ
sinh con người trong nhà máy, đứng về phương diện ô nhiễm thì loại nước thải do
sinh hoạt dễ xử lí
hơn.
-Nước thải sản xuất
bia
Ø Nước làm sạch, nước ngưng, nước thanh trùng:
đây là ngồn nước thải ít hoặc gần như không bị ô nhiễm, có khả năng tuần hoàn sử
dụng
lại.
Ø Nước thải từ phân xưởng nấu: chủ yếu là nước
vệ sinh nồi nấu, nồi lọc, nồi đun sôi, bể chứa, sàn nhà… nên chứa bã malt, tinh
bột, bã hoa, các chất hữu cơ, hóa chất
CIP…
Ø Nước thải từ phân xưởng lên men: là nước vệ
sinh từ các thùng lên men, vệ sinh thiết bị đường ống, sàn nhà… xác nấm men và
các chất hữu cơ khác, cặn
lạnh…
Ø Nước thải phân xưởng chiết: nước thải từ máy
rửa chai, máy rửa keg có độ pH cao do quá trình rửa có dùng xút làm cho dòng
nước thải chung có tính
kiềm.
Ø Trong nước thải rửa chai có hàm lượng nhôm là
do rửa phôi nhôm trong nhãn,
nắp.
- Nhận xét: Đặc tính nước thải của nhà máy
có hàm lượng chất thải hữu cơ ở trạng thái hoà tan và lơ lửng cao (chủ yếu là
trong quy trình sản xuất bia), trong đó chủ yếu là hydrocacbon, protein, các
acid hữu cơ và chất có khả năng phân huỷ sinh học, ngoài ra còn có các chất vô
cơ do quá trình vệ sinh công
nghiệp.
Phương pháp xử lý nước thải
của nhà máy là phương pháp sinh
học.
- Phương
pháp xử lý bằng sinh học là dựa vào lượng vi sinh vật có trong
nước thải tự phân huỷ các chất hữu cơ ô nhiễm. Các vi sinh vật sẽ sử dụng chất
hữu cơ và khoáng để làm nguồn dinh dưỡng tăng sinh khối.Các sản phẩm của quá
trình sinh khối tế bào là metan, khí cacbonic, nước,
H2S…
Nhà máy xử lý nước thải kết
hợp phương pháp kỵ khí và phương pháp hiếu
khí.
* Các biện pháp ngăn ngừa và giảm
thiểu:
Để giảm lượng nước thải và
các chất gây ô nhiễm nước thải, nhà máy áp dụng các biện pháp
sau:
-Ép men, thu hồi bã bột lọc
làm giảm lượng ô nhiễm nước
thải.
-Dùng bơm cao áp trong vệ
sinh.
Kết quả phân tích đặc
tính nước thải một số nhà máy
bia:
Thơng
số
|
Đơn
vị
|
Nhà máy
I
|
Nhà máy
II
|
Nhà máy
III
|
PH
|
|
5, 7 –11,
7
|
|
|
BOD5
|
mg/l
|
185
–2400
|
775
|
1622
|
COD
|
mg/l
|
310
–3500
|
1220
|
2944
|
Nitơ
tổng
|
mg/l
|
48
–348
|
19,
2
|
|
Photpho
tổng
|
mg/l
|
1, 4 –9,
09
|
7,
6
|
-
|
Chất không
tan
|
mg/l
|
158
–1530
|
-
|
-
|
Tải lượng nước
thải
|
m3/1000 lít
bia
|
3,
2
|
-
|
-
|
Tải trọng ơ
nhiễm
|
kgBOD5/1000
lít
bia
|
3,
5
|
-
|
-
|
Bảng
4.4: Kết quả phân tích một số đặc tính một số nhà máy
bia
(Nguồn “ Giáo
trình công nghệ xử lý nước
thải’’
Trần
Văn Nhân –Ngô Thị
Nga)
2.1.
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải nhà máy bia:

2.2. Thuyết minh công
nghệ:
Song chắn
rác:thường làm bằng kim loại đặt ở cửa vào của kênh dẫn
sẽ loại rác thô, để bảo vệ thiết bị như bơm, đường ống
...
Bể
gom: Nơi tiếp nhận nguồn nước thải trước khi vào các
công trình xử lý nước thải tiếp theo. Thường được làm bằng bê tông, xây bằng
gạch .Bể còn có tác dụng điều hòa lưu lượng nước
thải.
Lưới
lọc: Giữ lại các chất lơ lửng có kích thước nhỏ, có
kích thước lỗ 0, 5-1 mm. Khi tăng trống quay với vận tốc 0, 1-0, 5 m/s, nước
thải được được lọc qua bề mặt trong hoặc ngoài, tùy dường dẫn nước. Các vật thải
được lấy ra ngoài bằng hệ thống
cào.
Bể điều
hòa: Duy trì lưu lượng dòng thải vào, điều chỉnh độ pH
để xử lý sinh học .Khuấy trộn để san đều nồng độ chất bẩn, không cho cặn lắng.
Có máy định lượng acid để đảm bảo độ pH 6, 6-7, 6 trước khi
vào bể
UAS.
Bể
UASB: xảy ra quá trình phân huỷ chất thải
nhờ vi sinh vật trong điều kiện không có oxy. Nước thải được đưa vào trực tiếp
từ dưới đáy bể và được phân phối đồng đề, sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp
bùn sinh học. Chất thải được tiêu thụ ở đây tới
70-80%.
Bể
Aeroten: Sau
khi nước thải được xử lý ở bể UASB thì nồng độ các chất hữu cơ giảm xuống sẽ
đựơc xử lý tiếp ở bể Aeroten .Khi ở trong bể, các chất lơ lửng đóng vai trò là
các hạt nhân để cho vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các
bông cặn gọi là gọi là bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính là các bông cặn có màu nâu
sẫm chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải là nơi cư trú và phát tiển của vô
số vi khuẩn và các vi sinh vật sống
khác.
Nước thải được bơm vào bể
từ trên, sục khí nén từ dưới lên, tăng hiệu suất khuếch tán của không khí v
khuấy trộn
bùn.
Bể lắng đợt
2: Lắng trong nước phần trên để đưa ra nguồn tiếp nhận,
đồng thời cô đặc bùn hoạt
tính.
Bể khử
trùng: Tiêu diệt các loài vi sinh vật bằng:
NaOCl.
Phần bùn đặc sau khi
phân huỷ định kỳ được bơm sang bể nén bùn, rồi bơm sang máy ép thành bánh bùn.
Do có sử dụng chất trợ lắng nên bùn này khó có thể tái sử dụng, nó là rác sẽ
dược công ty vệ sinh thu
gom.
Nước thải của nh máy đạt tiêu chuẩn loại
B.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét