HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14000 VÀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM/ PHẦN 2


Trang blog này được lập bởi chủ Quán BỌT TRÁI CÂY với mục đích chia sẻ tài liệu về công nghệ thực phẩm cho các bạn cùng khoa cũng như các anh, chị, em và các bạn yêu thích, quan tâm hay tìm kiếm tài liệu về công nghệ thực phẩm
.

NẾU THẤY TÀI LIỆU CÓ ÍCH, MỜI CÁC BẠN ĐẾN VÀ ỦNG HỘ QUÁN BỌT TRÁI CÂY ĐỂ CHÚNG TÔI CÓ THÊM KINH PHÍ DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG ĐĂNG TẢI TÀI LIỆU CHO MỌI NGƯỜI!
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

            Quán Bọt Trái Cây
Địa chỉ: 88/955E Lê Đức Thọ, P.6, Gò Vấp, TP.HCM
Hotline: 0935.355.169
Mail: bottraicay@gmail.com
Web: http://bottraicay.blogspot.com/



Xem bản đồ đường đi clik vào đây



5. Quy trình, cách thức áp dụng:
Bước 1: Chuẩn bị và Lập kế hoạch tiến hành dự án
v  Thành lập ban chỉ đạo dự án - Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường.
Trang bị cho Ban chỉ đạo này các kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý môi trường theo ISO 14000 (mục đích, lợi ích...)
v  Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường.
v  Lập kế hoạch hành động
v  Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo, tuyên bố cam kết này với toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty
v  Phân tích và xem xét những khía cạnh môi trường và những ảnh hưởng của chúng, so sánh với các điều khoản luật hiện hành và những yêu cầu khác có liên quan
v  Ðặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường
Bước 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường
v  Trang bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000 cho nhóm thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo.
v  Xây dựng chương trình quản lý môi trường.
v  Lập kế hoach cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ thể cho việc xây dựng hệ thống.
v  Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản.
v  Xem xét và cung cấp đầu vào cho những qui trình bằng văn bản nhằm bao quát các khía cạnh môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống quản lý môi trường.
v  Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường.
Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường
v  Ðảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả.
v  Sử dụng các kỹ thuật Năng suất xanh như các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường.
v  Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường, thực hiện các hành động cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường, các qui trình và Sổ tay quản lý môi trường.
Bước 4: Đánh giá, xem xét và khắc phục
v  Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường cho lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của Công ty.
v  Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo
Thực hiện chương trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường nội bộ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000.
v  Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lên lãnh đạo để xem xét, thực hiện các hành động khắc phục.
Bước 5: Hoàn chỉnh, đánh giá chính thức và chứng nhận hệ thống
v  Tổ chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận để đảm bảo chất lượng của hệ thống.
v  Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận
Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống văn bản và đánh giá thực trạng của tổ chức.
v  Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan chứng nhận và thi hành các biện pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp.
v  Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận.
Bước 6: Duy trì chứng chỉ
v  Thực hiện đánh giá nội bộ.
v  Thực hiện các hành động khắc phục.
v  Thực hiện đánh giá giám sát.
v  Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo.
v  Không ngừng cải tiến.


6. Triển khai xây dựng trong tổ chức/doanh nghiệp:
Muốn xây dựng thành công hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, việc đầu tiên của các doanh nghiệp là phải có sự cam kết và đưa ra một chính sách môi trường được toàn thể cán bộ công nhân viên và lãnh đạo nhất trí. Sự cam kết và chính sách này phải được thể hiện bằng văn bản, ở đó phải đề ra được những mục tiêu, mục đích, những qui trình, qui phạm cụ thể để giải quyết các vấn đề về môi trường. Hệ thống quản lý môi trường muốn hoạt động tốt và có hiệu quả thì phải được kiểm tra theo định kỳ để đánh giá đúng thực trạng của hệ thống, từ đó đưa ra các biện pháp bổ trợ, phòng ngừa và cải tiến, có khả năng đáp ứng được với những yêu cầu đặt ra trong chính sách môi trường của doanh nghiệp cũng như giải quyết được những vấn đề khẩn cấp về môi trường có liên quan đến doanh nghiệp.
 Tiêu chuẩn này dựa trên phương pháp lập luận là Chu trình Deming (PDCA/Plan – Do – Check - Act)
Nội dung của các giai đoạn của vòng tròn này có thể tóm tắt như sau:
·         P (Plan): Lập kế hoạch, định lịch và phương pháp đạt mục tiêu
·         D (Do): Đưa kế hoạch vào thực hiện.
·         C (Check): Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.
·         A (Act): Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới.
QUY TRÌNH ISO 14000

Bước 1: Enviromental Policy (Xây dựng chính sách môi trường):
Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý môi trường của tổ chức sao cho tổ chức có thể duy trì và có khả năng nâng cao kết quả hoạt động môi trường của mình. Do vậy, chính sách cần phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân theo các yêu cầu của luật pháp và các yêu cầu khác được áp dụng, về ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục. Đây là giai đoạn đầu của cấu trúc HTQLMT, và là nền tảng để xây dựng và thực hiện HTQLMT. Chính sách môi trường phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống được thực hiện và đầy đủ.
      Bước 2: Planning (Lập kế hoạch về quản lý môi trường):
Đây là giai đoạn Lập kế hoạch trong chu trình Lập kế hoạch - Thực hiện – Kiểm tra - Đánh giá. Giai đoạn lập kế hoạch được thiết lập một cách hiệu quả là khi tổ chức phải đạt được sự tuân thủ với các yêu cầu về pháp luật và tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 và những mong đợi kết quả môi trường do chính mình lập ra. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:
·         Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà tổ chức/doanh nghiệp phải tuân thủ, các yêu cầu này có thể bao gồm: các yêu cầu pháp luật của quốc tế, quốc gia; các yêu cầu pháp luật của khu vực/tỉnh/ngành; các yêu cầu pháp luật của chính quyền địa phương.
·         Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa: Tổ chức cần định đó các khía cạnh môi trường trong phạm vi hệ thống quản lý môi trường của mình, có tính đến đầu vào và đầu ra và, đây là một hoạt động rất quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường. Khi xác định khía cạnh môi trường cần xem xét đến các hoạt động, quá trình kinh doanh, đầu vào và đầu ra có liên quan đến: Sự phát thải vào không khí, xả thải nước thải, quản lý chất thải, ô nhiễm đất, sử dụng nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề môi trường của địa phương và cộng đồng xung quanh.
·         Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra. Mỗi chương trình cần mô tả cách thức tổ chức sẽ đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, bao gồm cả thời gian, các nguồn lực cần thiết và người chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình này.
Bước 3: Implementation & Operation (Thực hiện và điều hành):
Giai đoạn thứ ba của mô hình cung cấp các công cụ, các qui trình và các nguồn lực cần thiết để vận hành hệ thống HTQLMT một cách bền vững. Giai đoạn thực hiện và điều hành đưa hệ thống QLMT vào hoạt động. Giai đoạn này yêu cầu cập nhật liên tục những thay đổi, như phân công lại trách nhiệm cho các nhân viên khi các hoạt động hoặc sản phẩm của tổ chức thay đổi, hay những thay đổi nhu cầu đào tạo theo thời gian, hay chính sách và các thủ tục thông qua sự cải tiến liên tục. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:
·         Cơ cấu và trách nhiệm: Tổ chức chỉ định một hoặc một nhóm người có trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các nguồn lực cần thiết.
·         Năng lực, đào tạo và nhận thức: Thực hiện các nội dung đào tạo thích hợp cho các đối tượng quản lý, các nhóm nhân công, nhóm quản lý dự án và các cán bộ điều hành chủ chốt của nhà máy.
·         Thông tin liên lạc: Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin nội bộ và bên ngoài nhằm tiếp nhận và phản hồi các thông tin về môi trường và phổ biến các thông tin cho những cá nhân/phòng ban liên quan. Các thông tin này thường bao gồm: luật định mới, thông tin của các nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng xung quanh, và phổ biến các thông tin về hệ thống quản lý môi trường tới người lao động.
·         Văn bản hóa tài liệu của hệ thống quản lý môi trường: Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường có thể bao gồm: sổ tay, các qui trình và các hướng dẫn sử dụng. Theo tiêu chuẩn, có 11 yêu cầu cần được lập thành văn bản, và các hướng dẫn công việc. Nếu tổ chức đã có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, có thể kết hợp 6 qui trình cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng với hệ thống quản lý môi trường.
·         Kiểm soát điều hành: Thực hiện các qui trình điều hành (các hướng dẫn công việc để kiểm soát các khía cạnh môi trường quan trọng của các quá trình sản xuất và các hoạt động khác mà đã được tổ chức xác định. Tổ chức cần lưu ý đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa liên quan đến các hoạt động và sản phẩm của các nhà thầu và nhà cung cấp.
·         Sự chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp: Thực hiện các qui trình nhằm xác định các tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn và giảm thiểu tác động nếu tình trạng đó xảy ra (ví dụ : cháy nổ, rò rỉ các nguyên vật liệu nguy hại).
Bước 4: Checking & Corrective action (Kiểm tra và hành động khắc phục):
Giai đoạn thứ tư của mô hình thể hiện hoạt động vận hành của hệ thống HTQLMT, đây là giai đoạn để xem xét cải tiến quá trình hoặc quyết định những thay đổi cho các giai đoạn khác. Giai đoạn thể hiện bước Kiểm tra trong chu trình Lập kế hoạch - Thực hiện – Kiểm tra - Đánh giá. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:
·         Giám sát và đo: Tiến hành thủ tục giám sát và đo tiến trình của các dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra, hiệu quả hoạt động của các quá trình so với các tiêu chí đã đặt ra, định kỳ kiểm tra sự tuân thủ của tổ chức với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của mình.
·         Đánh giá sự tuân thủ: Tổ chức cần chứng minh rằng tổ chức đã đánh giá sự tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật đã định rõ.
·         Sự không phù hợp và hành động khắc phục và phòng ngừa: Thực hiện các thủ tục nhằm đưa ra các hành động khắc phục và phòng ngừa phù hợp khi xảy ra những sự không phù hợp của hệ thông quản lý môi trường như các vấn đề về kiểm soát quá trình, không tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật, sự cố về môi trường.
·         Hồ sơ: thực hiện thủ tục lưu giữ hồ sơ của hệ thống quản lý môi trường, các hồ sơ có thể bao gồm: các hồ sơ về giám sát quá trình; các hồ sơ về nhà thầu và nhà cung cấp, các hồ sơ về sự cố, các hồ sơ về thử nghiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng với các tình huống khẩn cấp, hồ sơ về các cuộc họp môi trường, hồ sơ pháp luật…
·         Đánh giá hệ thống quản lý môi trường: thực hiện thủ tục đánh giá hệ thống quản lý môi trường và các hoạt động của tổ chức nhằm xác nhận sự tuân thủ với hệ thống quản lý môi trường và với tiêu chuẩn ISO 14001. Cần báo cáo kết quả đánh giá tới lãnh đạo cấp cao. Thông thường chu kỳ đánh giá là một năm/ 1 lần nhưng tần suất có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các hoạt động
Bước 5: Management review (Xem xét của lãnh đạo):
Là giai đoạn thứ năm và là giai đoạn cuối của mô hình liên quan đến hoạt động xem xét của lãnh đạo về hệ thống QLMT. Quá trình xem xét yêu cầu thu thập các thông tin liên quan tới hệ thống QLMT và thông báo các thông tin này tới lãnh đạo cấp cao theo kế hoạch định trước. Mục đích của quá trình xem xét này gồm:
·         Đảm bảo tính phù hợp liên tục của hệ thống HTQLMT;
·         Xác định tính đầy đủ;
·         Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống;
·         Tạo điều kiện cải tiến liên tục hệ thống HTQLMT, các quá trình và thiết bị môi trường…
Từ kết quả xem xét của lãnh đạo về các thiết bị và nhân lực sử dụng trong quá trình áp dụng hệ thống HTQLMT cũng như các kết quả hoạt động về môi trường, tổ chức sẽ quyết định được điều kiện hiện tại có thể chấp nhận được, và cần phải thay đổi những gì. Giai đoạn này là bước Đánh giá trong chu trình Lập kế hoạch - Thực hiện – Kiểm tra - Đánh giá.




Nội dung của các giai đoạn của vòng tròn này có thể tóm tắt như sau:
·         P (Plan): Lập kế hoạch, định lịch và phương pháp đạt mục tiêu
·         D (Do): Đưa kế hoạch vào thực hiện.
·         C (Check): Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.
·         A (Act): Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới.


 Tiêu chuẩn này dựa trên phương pháp lập luận là Chu trình Deming (PDCA/Plan – Do – Check - Act)
Nội dung của các giai đoạn của vòng tròn này có thể tóm tắt như sau:
·         P (Plan): Lập kế hoạch, định lịch và phương pháp đạt mục tiêu
·         D (Do): Đưa kế hoạch vào thực hiện.
·         C (Check): Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.
·         A (Act): Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới.
QUY TRÌNH ISO 14000

Bước 1: Enviromental Policy (Xây dựng chính sách môi trường):
Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý môi trường của tổ chức sao cho tổ chức có thể duy trì và có khả năng nâng cao kết quả hoạt động môi trường của mình. Do vậy, chính sách cần phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân theo các yêu cầu của luật pháp và các yêu cầu khác được áp dụng, về ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục. Đây là giai đoạn đầu của cấu trúc HTQLMT, và là nền tảng để xây dựng và thực hiện HTQLMT. Chính sách môi trường phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống được thực hiện và đầy đủ.
      Bước 2: Planning (Lập kế hoạch về quản lý môi trường):
Đây là giai đoạn Lập kế hoạch trong chu trình Lập kế hoạch - Thực hiện – Kiểm tra - Đánh giá. Giai đoạn lập kế hoạch được thiết lập một cách hiệu quả là khi tổ chức phải đạt được sự tuân thủ với các yêu cầu về pháp luật và tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 và những mong đợi kết quả môi trường do chính mình lập ra. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:
·         Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà tổ chức/doanh nghiệp phải tuân thủ, các yêu cầu này có thể bao gồm: các yêu cầu pháp luật của quốc tế, quốc gia; các yêu cầu pháp luật của khu vực/tỉnh/ngành; các yêu cầu pháp luật của chính quyền địa phương.
·         Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa: Tổ chức cần định đó các khía cạnh môi trường trong phạm vi hệ thống quản lý môi trường của mình, có tính đến đầu vào và đầu ra và, đây là một hoạt động rất quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường. Khi xác định khía cạnh môi trường cần xem xét đến các hoạt động, quá trình kinh doanh, đầu vào và đầu ra có liên quan đến: Sự phát thải vào không khí, xả thải nước thải, quản lý chất thải, ô nhiễm đất, sử dụng nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề môi trường của địa phương và cộng đồng xung quanh.
·         Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra. Mỗi chương trình cần mô tả cách thức tổ chức sẽ đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, bao gồm cả thời gian, các nguồn lực cần thiết và người chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình này.
Bước 3: Implementation & Operation (Thực hiện và điều hành):
Giai đoạn thứ ba của mô hình cung cấp các công cụ, các qui trình và các nguồn lực cần thiết để vận hành hệ thống HTQLMT một cách bền vững. Giai đoạn thực hiện và điều hành đưa hệ thống QLMT vào hoạt động. Giai đoạn này yêu cầu cập nhật liên tục những thay đổi, như phân công lại trách nhiệm cho các nhân viên khi các hoạt động hoặc sản phẩm của tổ chức thay đổi, hay những thay đổi nhu cầu đào tạo theo thời gian, hay chính sách và các thủ tục thông qua sự cải tiến liên tục. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:
·         Cơ cấu và trách nhiệm: Tổ chức chỉ định một hoặc một nhóm người có trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các nguồn lực cần thiết.
·         Năng lực, đào tạo và nhận thức: Thực hiện các nội dung đào tạo thích hợp cho các đối tượng quản lý, các nhóm nhân công, nhóm quản lý dự án và các cán bộ điều hành chủ chốt của nhà máy.
·         Thông tin liên lạc: Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin nội bộ và bên ngoài nhằm tiếp nhận và phản hồi các thông tin về môi trường và phổ biến các thông tin cho những cá nhân/phòng ban liên quan. Các thông tin này thường bao gồm: luật định mới, thông tin của các nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng xung quanh, và phổ biến các thông tin về hệ thống quản lý môi trường tới người lao động.
·         Văn bản hóa tài liệu của hệ thống quản lý môi trường: Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường có thể bao gồm: sổ tay, các qui trình và các hướng dẫn sử dụng. Theo tiêu chuẩn, có 11 yêu cầu cần được lập thành văn bản, và các hướng dẫn công việc. Nếu tổ chức đã có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, có thể kết hợp 6 qui trình cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng với hệ thống quản lý môi trường.
·         Kiểm soát điều hành: Thực hiện các qui trình điều hành (các hướng dẫn công việc để kiểm soát các khía cạnh môi trường quan trọng của các quá trình sản xuất và các hoạt động khác mà đã được tổ chức xác định. Tổ chức cần lưu ý đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa liên quan đến các hoạt động và sản phẩm của các nhà thầu và nhà cung cấp.
·         Sự chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp: Thực hiện các qui trình nhằm xác định các tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn và giảm thiểu tác động nếu tình trạng đó xảy ra (ví dụ : cháy nổ, rò rỉ các nguyên vật liệu nguy hại).
Bước 4: Checking & Corrective action (Kiểm tra và hành động khắc phục):
Giai đoạn thứ tư của mô hình thể hiện hoạt động vận hành của hệ thống HTQLMT, đây là giai đoạn để xem xét cải tiến quá trình hoặc quyết định những thay đổi cho các giai đoạn khác. Giai đoạn thể hiện bước Kiểm tra trong chu trình Lập kế hoạch - Thực hiện – Kiểm tra - Đánh giá. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:
·         Giám sát và đo: Tiến hành thủ tục giám sát và đo tiến trình của các dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra, hiệu quả hoạt động của các quá trình so với các tiêu chí đã đặt ra, định kỳ kiểm tra sự tuân thủ của tổ chức với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của mình.
·         Đánh giá sự tuân thủ: Tổ chức cần chứng minh rằng tổ chức đã đánh giá sự tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật đã định rõ.
·         Sự không phù hợp và hành động khắc phục và phòng ngừa: Thực hiện các thủ tục nhằm đưa ra các hành động khắc phục và phòng ngừa phù hợp khi xảy ra những sự không phù hợp của hệ thông quản lý môi trường như các vấn đề về kiểm soát quá trình, không tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật, sự cố về môi trường.
·         Hồ sơ: thực hiện thủ tục lưu giữ hồ sơ của hệ thống quản lý môi trường, các hồ sơ có thể bao gồm: các hồ sơ về giám sát quá trình; các hồ sơ về nhà thầu và nhà cung cấp, các hồ sơ về sự cố, các hồ sơ về thử nghiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng với các tình huống khẩn cấp, hồ sơ về các cuộc họp môi trường, hồ sơ pháp luật…
·         Đánh giá hệ thống quản lý môi trường: thực hiện thủ tục đánh giá hệ thống quản lý môi trường và các hoạt động của tổ chức nhằm xác nhận sự tuân thủ với hệ thống quản lý môi trường và với tiêu chuẩn ISO 14001. Cần báo cáo kết quả đánh giá tới lãnh đạo cấp cao. Thông thường chu kỳ đánh giá là một năm/ 1 lần nhưng tần suất có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các hoạt động
Bước 5: Management review (Xem xét của lãnh đạo):
Là giai đoạn thứ năm và là giai đoạn cuối của mô hình liên quan đến hoạt động xem xét của lãnh đạo về hệ thống QLMT. Quá trình xem xét yêu cầu thu thập các thông tin liên quan tới hệ thống QLMT và thông báo các thông tin này tới lãnh đạo cấp cao theo kế hoạch định trước. Mục đích của quá trình xem xét này gồm:
·         Đảm bảo tính phù hợp liên tục của hệ thống HTQLMT;
·         Xác định tính đầy đủ;
·         Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống;
·         Tạo điều kiện cải tiến liên tục hệ thống HTQLMT, các quá trình và thiết bị môi trường…
Từ kết quả xem xét của lãnh đạo về các thiết bị và nhân lực sử dụng trong quá trình áp dụng hệ thống HTQLMT cũng như các kết quả hoạt động về môi trường, tổ chức sẽ quyết định được điều kiện hiện tại có thể chấp nhận được, và cần phải thay đổi những gì. Giai đoạn này là bước Đánh giá trong chu trình Lập kế hoạch - Thực hiện – Kiểm tra - Đánh giá.

Khác với quản lý chất lượng, quản lý môi trường thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, đối với xã hội. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ cho con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - làm cho đất nước phát triển bền vững. Vì vậy muốn xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, lãnh đạo doanh nghiệp phải thực sự tự nguyện và thể hiện bằng sự cam kết của mình. Đối với một quốc gia thì sự cam kết đó thể hiện trong chính sách của Chính phủ về bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14000 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.Thực trạng áp dụng ISO 14000 trên thế giới:
     Năm 1996, tiêu chuẩn ISO 14001 được tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) soạn thảo và ban hành lần đầu tiên, nó đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng cho bất kỳ tổ chức nào có mong muốn xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý môi trường cho đơn vị mình. Ngày 15/11/2004, tiêu chuẩn ISO 14001 được ban kỹ thuật ISO/IEC 207 của tổ chức ISO sửa đổi, cập nhật và ban hành phiên bản ISO 14001:2004 thay thế tiêu chuẩn phiên bản năm 1996 phiên bản này sẽ hết hiệu lực trên phạm vi toàn cầu vào tháng 5 - 2006 trong khi phiên bản thứ hai bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 - 2004. Do ra đời muộn hơn, áp lực về môi trường ở hầu hết các nước đang phát triển chưa cao như vấn đề chất lượng, do nhận thức không đầy đủ về lợi ích và yêu cầu của tiêu chuẩn nên số tổ chức áp dụng và được chứng nhận theo ISO 14000 ở hầu hết các nước trên thế giới đều thấp hơn rất nhiều so với ISO 9000. Chẳng hạn, theo thống kê không chính thức, số đơn vị đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001 ở các nước trong khu vực.   
 Trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000, tiêu chuẩn ISO 14001:2004 là tiêu chuẩn được biết đến và áp dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới. ISO 14001 đưa ra một tập hợp các yêu cầu chung làm khuôn khổ để các tổ chức có thể hình thành nên một hệ thống quản lý môi trường của riêng mình. Qua đó, nó giúp các tổ chức hướng tới việc xây dựng một cách tiếp cận có hệ thống các phương pháp quản lý nhằm đạt được mục đích cân bằng giữa việc duy trì lợi nhuận và giảm thiểu các tác động tới môi trường. 
     Tiêu chuẩn này không đưa ra một chuẩn mực cụ thể nào về môi trường. Vì vậy, nó có thể áp dụng đối với bất kỳ một tổ chức nào có mong muốn áp dụng, không phân biệt quy mô tổ chức, cũng như loại hình sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nhấn mạnh tới việc tổ chức phải xem xét tới các yêu cầu pháp quy về môi trường có liên quan trong quá trình triển khai áp dụng. Do đó, ít nhất tổ chức cũng cần có một kế hoạch khả thi nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý về môi trường tại nơi tổ chức dự định xây dựng hệ thống quản lý.
Các tổ chức có thể tự xây dựng và công bố phù hợp với tiêu chuẩn ISO14001 hoặc sử dụng nó như một tiêu chuẩn để được chứng nhận bởi một tổ chức độc lập, như QUACERT
     Chúng ta đều biết mọi loại hình doanh nghiệp, tổ chức khi hoạt động đều gây nên những tác động môi trường với những mức độ ảnh hưởng khác nhau, vấn đề là các doanh nghiệp với các quy mô khác nhau đó cần làm những gì để có thể quản lý, giảm thiểu tác động lên môi trường của mình. Đó là lý do của sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường. Được ban hành lần đầu vào năm 1996 bởi Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO), tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đã có mặt tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã có trên 140.000 doanh nghiệp/tổ chức được chứng nhận.



     Lý do của sự thành công trong việc phổ biến áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại nhiều quốc gia với các nền kinh tế khác nhau, với các mức độ phát triển và các đặc trưng văn hóa khác nhau chính bởi vì tiêu chuẩn ISO 14001 đã chỉ ra các yêu cầu trong việc thiết lập một hệ thống để quản lý các vấn đề về môi trường cho tổ chức/doanh nghiệp nhưng không nêu ra cụ thể bằng cách nào để có thể đạt được những điều đó. Chính bởi vì sự linh động đó mà các loại hình doanh nghiệp khác nhau, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia có thể tìm cách riêng cho mình trong việc xác định mục tiêu môi trường cần cải tiến và cách thức để đạt được các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường.





Do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất công nghiệp, sự bùng nổ dân số, và tình trạng khai thác vô tội vạ các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà trái đất (ngôi nhà chung của loài người chúng ta) đang bị đe dọa bởi thảm họa môi trường.
Các nhà khoa học chân chính trên toàn thế giới đã cảnh báo nguy cơ có thật này, nhưng các tập đoàn sản xuất đa quốc gia và cả chính phủ của một số nước công nghiệp phát triển vì những khoản lợi nhuận kếch xù vẫn tảng lờ. Ví trái đất của chúng ta với con tàu “TITANIC” cũng không phải là quá đáng. Được đánh giá là không thể chìm, nhưng khi vừa va vào tảng băng ngầm ngay chuyến viễn du đầu tiên con tàu Titanic đã nhanh chóng bị chìm, mang xuống đáy biển mấy ngàn sinh mạng. Có một điều trớ trêu là khi con tàu đã lâm nạn rồi thì tất cả hành khách trên tàu vẫn không hay biết gì, vẫn vui vẻ ăn chơi nhảy múa, họ hoàn toàn tin rằng, con tàu vĩ đại này không thể chìm được.
 Trái đất của chúng ta ngày nay cũng vậy. Nguy cơ của thảm họa môi trường đang đe dọa trên phạm vi toàn cầu, nhưng con người vẫn “vô tư”, vẫn không muốn tin rằng sẽ có một thảm họa như vậy. Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế đã ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 14000 để góp phần ngăn chặn thảm họa môi trường. Nhật Bản hiện đang dẫn đầu thế giới về áp dụng và chứng nhận ISO 14000. Chỉ sau hơn một năm khi Tiêu chuẩn ISO 14000 được ban hành năm 1996, Nhật Bản đã có hơn một ngàn doanh nghiệp được chứng nhận và cho đến nay họ vẫn đang dẫn đầu thế giới về áp dụng ISO 14000 với khoảng 15 ngàn doanh nghiệp được chứng nhận, gấp gần 3 lần nước đứng thứ 2 là UK. Chắc chắn rằng những công ty nào gắn được vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ với vấn đề bảo vệ môi trường toàn cầu sẽ là những công ty thành đạt ở thế kỷ 21. Việc triển khai nhiệm vụ cấp Bộ này sẽ đặt vấn đề hướng dẫn doanh nghiệp cách tiếp cận khoa học nhằm giảm chi phí sản xuất gắn với bảo vệ và quản lý môi trường - GHK. Đây cũng là một module trong Chương trình quản lý môi trường sinh lợi - PREMA (Profitable Environment Management) đã được áp dụng thí điểm ở Việt Nam, mang lại hiệu quả, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 




Vào cuối tháng 12 năm 2009, 13 năm sau khi xuất bản phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 14001, trong đó đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, tiêu chuẩn này đã được sử dụng và thực thi tại 159 quốc gia và nền kinh tế. Đối tượng sử dụng tiêu chuẩn này bao gồm cả các tổ chức thuộc khu vực dịch vụ công và tư nhân, cả quy mô lớn và nhỏ, cả trong ngành sản xuất và cung cấp dịch vụ, và trong các nền kinh tế đã phát triển và đang phát triển.
Ngoài tiêu chuẩn ISO 14001, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 còn bao gồm 22 tiêu chuẩn khác giúp giải quyết các thách thức cụ thể như quá trình phân tích vòng đời (Life Cycle Analysis – LCA, việc dán nhãn môi trường (environmental labelling) và các loại khí nhà kính.
Tiêu chuẩn ISO 14064:2006 và ISO 14065:2007 cung cấp một khuôn khổ hành động thống nhất mang tính quốc tế áp dụng cho việc đo lường mức phát thải khí nhà kính (GHG) và kiểm chứng các công bố về lượng phát thải GHG để đảm bảo rằng “một tấn carbon luôn luôn là một tấn carbon”. Nhóm tiêu chuẩn này hỗ trợ các chương trình giảm phát thải GHG và cũng hỗ trợ cho các chương trình kinh doanh quyền phát thải. Ngoài sự công nhận bởi Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), các tiêu chuẩn này cũng đang được thực thi hằng ngày bởi các đối tượng sử dụng khác nhau ví dụ như một xưởng in của New Zealand, một công ty vận tải biển của Na Uy, một công ty xây dựng của Ấn Độ và một tổ chức của Tây Ban Nha, một trong những nhà cung cấp cơ sở hạ tầng vận tải lớn nhất trên thế giới.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là phần đóng góp rõ rệt nhất của Tổ chức ISO cho môi trường. Tuy nhiên, thêm vào đó, Tổ chức ISO còn cung cấp một tập hợp phong phú các phương pháp phân tích và kiểm tra, thử nghiệm và lấy mẫu đã được tiêu chuẩn hóa nhằm giải quyết những thách thức môi trường cụ thể. Tổ chức ISO đã phát triển trên 650 Tiêu chuẩn Quốc tế được sử dụng cho việc giám sát các khía cạnh ví dụ như chất lượng không khí, nước, đất và bức xạ hạt nhân.
Những tiêu chuẩn này chính là các công cụ hữu hiệu cung cấp cho doanh nghiệp và chính phủ nguồn dữ liệu có giá trị về mặt khoa học về những tác động môi trường từ các hoạt động kinh tế. Những tiêu chuẩn này cũng có thể được sử dụng làm cơ sở kỹ thuật cho các quy định về môi trường.
2.Thực trạng áp dụng ISO 14000 ở Việt Nam:
2.1 Tình hình chung:
Sau 10 năm triển khai ISO 14001 tại Việt Nam, tính đến hết 2007, chỉ có 230 chứng chỉ được cấp. Các chuyên gia về xây dựng hệ thống quản lý môi trường đều có nhận xét: doanh nghiệp Việt Nam chưa “mặn mà” với vấn đề môi trường. Chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1998, sau 2 năm tiêu chuẩn ISO 14001 ra đời. Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là công ty nước ngoài hoặc liên doanh, đặc biệt là với Nhật Bản, vì quốc gia này luôn đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001.
Tại Việt Nam.chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp cho nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ như chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản…), điện tử, hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), VLXD... 



Các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thành công hệ thống này là Dệt Phong Phú, Dệt Việt Thắng, Giày Thuỵ Khuê, INAX Giảng Võ... Đặc biệt, Tổng Công ty Du lịch Sài  Gòn - đơn vị vừa trúng thầu cung cấp dịch vụ phục vụ APEC 2006 đã có một loạt khách sạn được cấp chứng chỉ ISO 14000 như: Rex, Continental, Grand, Quê Hương 4...
Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý môi trường còn rất nhỏ bé.
Doanh nghiệp... nản
Theo Trung tâm Năng suất Việt Nam, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến việc triển khai ISO: 14001 rộng rãi trong bộ phận doanh nghiệp là do Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Việc áp dụng ISO 14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng.
"Hiệu quả thực thi yêu cầu pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường chưa cao, dẫn tới nản lòng và thiệt thòi cho những doanh nghiệp quan tâm và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường", một báo cáo gần đây của Trung tâm này cho biết.
Xuất hiện tình trạng nếu không thật sự cần thiết (không có yêu cầu của khách hàng, để ký kết hợp đồng…) thì có doanh nghiệp không áp dụng ISO 14001 để tránh những khoản đầu tư nhất định.
Cũng theo Trung tâm Năng suất Việt Nam, một nguyên nhân khác cũng được chỉ ra là doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém trong hoạch định đường hướng phát triển và tầm nhìn dài hạn, ảnh hưởng tới khả năng và động lực phát triển của doanh nghiệp. Trong khi định hướng phát triển còn chưa rõ ràng thì chính sách về môi trường sẽ còn mờ nhạt.
"Vì vậy, việc xây dựng chính sách bảo vệ môi trường còn mang tính hình thức, thậm chí nhiều người lao động chưa biết, chưa hiểu chính sách môi trường của doanh nghiệp mình. Điều đó đã gây hạn chế trong việc phát huy sự tham gia của mọi thành viên trong công tác bảo vệ môi trường", Báo cáo cho biết.
Ở một góc độ khác, trong khi nhiều doanh nghiệp không mấy mặn mà với việc bảo vệ môi trường, một số đơn vị sau khoảng thời gian triển khai áp dụng ISO 14001 và đạt được mục tiêu môi trường của mình đề ra, lại lúng túng không biết đưa ra mục tiêu gì tiếp theo.
"Có những doanh nghiệp đã cắt giảm tối đa việc sử dụng giấy văn phòng và nhận thấy rất khó để có thể giảm được nữa, nhưng họ vẫn bám lấy mục tiêu đó và cố gắng thực hiện nó một cách chật vật. Trong khi đó vẫn còn rất nhiều khía cạnh có thể cải tiến như tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, giảm chất thải… thì lại bị bỏ qua", ông Phạm Trường Sơn, chuyên gia về hệ thống quản lý môi trường nhận xét.
Việc triển khai đánh giá nội bộ cũng là một trong các điểm yếu của nhiều doanh nghiệp. Quá trình đánh giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức, bởi vậy các phát hiện đánh giá đôi khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường.
Biển cấm” đã giương lên
Tuy bảo vệ môi trường là một vấn đề còn mới, nhưng tỷ lệ thuận với tốc độ xuống cấp của môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này đã từng bước được hoàn chỉnh, thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật.
Hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường ở nước ta từ năm 1993 đến nay đã điều chỉnh tương đối đầy đủ các yếu tố tạo thành môi trường. Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường.
Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường cũng đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường. Các quy định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường.
Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các tổ chức, doanh nghiệp đã bị người dân, báo chí, các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa.

Vấn đề môi trường đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt lớn từ phía cơ quan quản lý và cộng đồng. Đó sẽ là "biển cấm" đối với các doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm yếu trước vấn đề này.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét