Trang
blog này được lập bởi chủ Quán BỌT TRÁI
CÂY với mục đích chia sẻ tài liệu về công nghệ thực phẩm
cho các bạn cùng khoa cũng như các anh, chị, em và các bạn yêu thích, quan tâm
hay tìm kiếm tài liệu về công nghệ thực phẩm.
NẾU
THẤY TÀI LIỆU CÓ ÍCH, MỜI CÁC
BẠN ĐẾN VÀ ỦNG HỘ QUÁN BỌT TRÁI CÂY ĐỂ CHÚNG TÔI CÓ THÊM KINH PHÍ DUY TRÌ HOẠT
ĐỘNG ĐĂNG TẢI TÀI LIỆU CHO MỌI NGƯỜI!
XIN CHÂN THÀNH CẢM
ƠN!
Quán Bọt Trái
Cây
Địa chỉ: 88/955E Lê Đức Thọ,
P.6, Gò Vấp,
TP.HCM
Hotline:
0935.355.169
Mail: bottraicay@gmail.com
Web: http://bottraicay.blogspot.com/
Xem bản đồ đường đi clik vào
đây
PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1.
CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG [6], [31]
Nước đóng chai được sử dụng để uống
trực tiếp và có thể chứa khoáng chất và cacbon dioxit (CO2) tự nhiên
hoặc bổ sung nhưng không phải là nước khoáng thiên nhiên đóng chai và không được
chứa đường, các chất tạo ngọt, các chất tạo hương hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào
khác.
1.1. Chỉ tiêu cảm quan
Bảng 1.1. Chỉ tiêu cảm quan của nước uống đóng chai
Tên chỉ tiêu |
Mức |
1. Màu sắc, TCU, không lớn hơn |
15 |
2. Độ đục, NTU, không lớn hơn |
2 |
3. Mùi,vị |
Không mùi vị |
1.2. Chỉ tiêu vi sinh
Bảng 1.2. Chỉ tiêu vi sinh vật của nước uống đóng chai
Kiểm tra lần đầu |
Quyết định | ||||
|
1 x 250 |
Không được phát hiện trong bất kỳ mẫu nàoNếu > 1 hoặc < 2 thì tiến hành kiểm tra lần thứ haiNếu > 2 thì loại bỏ | |||
Coliform tổng số |
1 x 250 | ||||
Srteptococci feacal |
1 x 250 | ||||
Pseudomonas areuginosa |
1 x 250 | ||||
Bào tử vi khuẩn kỵ khí khử sunphit |
1 x 250 | ||||
Kiểm tra lần thứ hai | |||||
|
n |
C* |
m |
M | |
Coliform tổng số |
4 |
1 |
0 |
2 | |
Srteptococci feacal |
4 |
1 |
0 |
2 | |
Bào tử vi khuẩn kỵ khí khử sunphit |
4 |
1 |
0 |
2 | |
Pseudomonas areuginosa |
4 |
1 |
0 |
2 | |
|
|
|
|
|
|
1.3. Chỉ tiêu hóa lý
Bảng 1.3. Chỉ tiêu hoá lý của nước uống đóng chai
Tên chỉ tiêu |
Mức |
1. Độ pH |
6,5 – 8,5 |
2. Tổng chất rắn hòa tan, mg/l, không lớn hơn |
500 |
3. Clorua, mg/l, không lớn hơn |
250 |
4. Sunfat, mg/l, không lớn hơn |
250 |
5. Natri, mg/l, không lớn hơn |
200 |
6. Florua, mg/l, không lớn hơn |
1,5 |
7. Amoni, mg/l, không lớn hơn |
1,5 |
8. Kẽm, mg/l, không lớn hơn |
3 |
9. Nitrat, mg/l, không lớn hơn |
50 |
10. Nitrit, mg/l, không lớn hơn |
0,02 |
11. Đồng, mg/l, không lớn hơn |
1 |
12. Sắt, mg/l, không lớn hơn |
0,5 |
13. Nhôm, tổng số, mg/l, không lớn hơn |
0,2 |
14. Mangan, mg/l, không lớn hơn |
0,75 |
15. Bori, mg/l, không lớn hơn |
0,7 |
16. Borat, mg/l tính theo B, không lớn hơn |
5 |
17. Crôm, mg/l, khônh lớn hơn |
0,05 |
18. Asen, mg/l, không lớn hơn |
0,01 |
19. Thủy ngân, mg/l, không lớn hơn |
0,001 |
20. Cadimi, mg/l, không lớn hơn |
0,003 |
21. Xyanua, mg/l, không lớn hơn |
0,07 |
22. Niken, mg/l, không lớn hơn |
0,02 |
23. Chì, mg/l, không lớn hơn |
0,01 |
24. Selen, mgg/l, không lớn hơn |
0,01 |
25. Antimon, mg/l, không lớn hơn |
0,005 |
26. Hydrocacbon thơm đa vòng |
(1) |
27. Mức nhiễm xạ |
|
2.
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
2.1. Phương pháp thử cảm quan
Dụng cụ và điều kiện thử cảm quan theo
TCVN 3215-79, lắc đều chai đựng mẫu thử, mở nút chai rót 13 - 20ml nước vào cốc
thủy tinh không màu, khô sạch có dung tích 50ml để xác định chỉ tiêu cảm
quan.
2.1.1. Xác định màu sắc
Khi nhận xét màu phải đặt cốc đựng mẫu
thử nơi sáng, dưới nền trắng, mắt người quan sát cùng phía với nguồn sáng chiếu
vào mẫu thử.
2.1.2. Xác định độ trong
Đặt cốc đựng mẫu thử ở giữa nguồn sáng
và mắt người quan sát, lắc nhẹ cốc để xác định trong.
2.1.3. Xác định vị
Dùng đũa thủy tinh chấm vào mẫu thử đưa
lên đầu lưỡi để xác định.
2.1.4. Xác định mùi
Sau khi rót nước từ chai mẫu vào cốc
phải để yên 15 phút để xác định mùi.
2.2. Phương pháp hóa học
2.2.1. Phương pháp xác
định hàm lượng clo tự do TCVN 2673 - 78
Tiêu chuẩn này áp dụng cho nước uống và
quy định phương pháp thể tích xác định hàm lượng clo tự do.
- Lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu theo TCVN
2652 - 78.
- Phương pháp
thử:
+ Nguyên tắc: Cho clo tự
do trong mẫu tác dụng với coctotolidin để tạo màu. So sánh màu của mẫu thử với
thang màu tiêu chuẩn để tìm hàm lượng clo.
+ Thuốc thử: Dùng dịch octotolidin
1%.
Đong 350ml axit clohydric đậm đặc vào
100ml nước cất. Lấy 20 - 25ml dung dịch này, cho vào một bát sứ, thêm 1 giọt
octotolidin, đun nóng, dùng đũa thủy tinh khuấy đều, để yên 4 – 5
giờ.
Lấy 200ml nước cất, cho vào bình cầu
dung tích 1000ml, thêm dung dịch vào. Để nguội, thêm nốt lượng axit clohydric
còn thừa vào, thêm nước cất đủ 1000ml, lắc kỹ, để vào chỗ tối. Nếu dung dịch bị
đục phải đem lọc.
+ Thang màu tiêu
chuẩn:
Cân 1,5g đồng sunfat, hòa tan vào một
ít nước cất, thêm 1ml, axit sunfuric đậm đặc và thêm nước cất đến 100ml, lắc
đều.
Cân 0,025g kali dicromat
(K2Cr2O7), hòa tan vào một ít nước có sẵn 0,1ml
axit sunfuric, thêm nước cất đến 100ml, lắc đều.
Lập thang màu như quy định trong
bảng:
Số
TT
|
Dung dịch CuSO4
|
Dung dịch
K2Cr2O7
|
Nước cất hai lần
|
Lượng clo
mg/l
|
1
2
3
4
5
6
7
8
9
|
0,4
1,2
1,5
1,7
1,8
1,9
1,9
2,0
2,0
|
5,5
7,5
8,2
9,0
10,0
20,0
30,0
38,0
45,0
|
94,1
91,3
90,3
89,3
88,2
78,1
68,1
60,0
53,0
|
0,05
0,07
0,08
0,09
0,10
0,20
0,30
0,40
0,50
|
+ Tiến hành xác định:
Cho vào một ống nghiệm so màu 10ml nước
cần phân tích, thêm 2 – 3 giọt dung dịch octotolidin 1% lắc đều, để yên vài
phút. Nếu dung dịch thử có màu thì đem so sánh với thang dung
dịch mẫu tiêu chuẩn.
+ Tính toán kết
quả: Hàm lượng clo tự do xác định bằng mg/l theo bảng trên.
2.3. Phương pháp xác định vi sinh
2.3.1. Phương pháp xác định chỉ số Ecoli
- Nguyên tắc: Cấy một lượng nước thử
vào trong môi trường lỏng nghèo đạm nuôi ở nhiệt độ 44 + 0,50C trong
48h. Nhận định sự mau đục của môi trường, lên men đường lactose sinh hơi, sinh
indol ở các ống nuôi cấy và tính theo chỉ số theo bảng tính
MPN.
- Cách lấy mẫu:
+ Chuẩn bị dụng cụ, phòng thí
nghiệm.
+ Môi trường và dung
dịch.
- Có thể dùng 1 trong các loại môi
trường lỏng sau đây:
∙ Pepton lactose 10% lục
sáng
∙ Pepton lactose đỏ trung
tính
- Tiến hành xác định:
Trên một giá có nhiều lỗ, xếp 3 hàng
ống nghiệm có kích thước 18 * 180mm, mỗi hàng 5 ống môi trường. Dùng ống hút
chia độ để cấy nước vào.
+ 5 ống của hàng đầu tiên mỗi ống
10ml
+ Cấy mẫu nước vào vào 5 ống hàng thứ 2
mỗi ống 1ml
Chú
ý: Mỗi nồng độ dùng một ống hút riêng biệt
Khi cấy xong, lắc nhẹ giá ống nguyên
liệu cho hòa đều nước và môi trường đem để tủ ấm ở nhiệt độ
440C.
Sau 48h nhận định những ống lên men
lactose sinh hơi, mau đục môi trường, ghi những ống đã lên men, lên hơi, mau đục
và dùng ống hút paster, hút chừng 5ml cấy chuyền sang môi trường ống pepton,
thường mang để tủ ấm ở nhiệt độ 440C trong 24h, vi khuẩn sẽ mau đục
trong ống. Nhỏ 10 giọt thuốc thử kowa để tìm indol. Nếu pH indol dương tính sẽ
xuất hiện 1 vùng đỏ thẫm trên môi trường trong ống peptone.
Kết quả: Đếm số ống lên
men, sinh hơi, indol của các nồng độ rồi tra vào bảng ước tính
MPN
2.3.2. Phương pháp xác định colifom theo tiêu chuẩn Việt Nam
4883-1993 [12’]
Nguyên tắc
Cấy lượng thực quy định mẫu thử nếu sản
phẩm là chất lỏng hoặc một lượng huyền phù ban đầu, nếu sản phẩm không ở thể đặc
và dạng pha lỏng thập phân liên tiếp của chúng trong môi trường nuôi cấy đặc sẽ
chọn, ủ ở nhiệt độ 350 hoặc 370C trong vòng
24h, song kết quả phân tích ở 2 nhiệt độ trên được xem như nhau đếm số khuẩn lạc
đặc trưng trên
các đĩa được chọn và biểu thị bằng số colifom trong 1g hoặc 1ml
mẫu.
Dụng cụ và thiết bị
- Nồi hấp thanh trùng có thể duy trì ở
nhiệt độ 1210C hoặc tủ sấy thanh trùng có thể duy trì
1700C
- Tủ nuôi cấy có thể duy trì ở nhiệt độ
350C
- Nồi chưng cách thủy có thể duy trì
450C
- Đĩa pêtri 90-100mm
- Pipet một vạch dung tích
1ml
- Thiết bị đếm khuẩn lạc có gắn nguồn
sáng kích phóng đại với bộ đếm cơ học điện tử
- PH đo chính xác 0,1 ở
250C
Môi trường
- Pepton: 7g
-
Cao men: 3g -
Lactose: 10g
-
Muối mật: 1,5g -
Tím tinh thể: 0,003g
-
Thạch: 15g -
Natriclorua: 5g
-
Đỏ trung tính: 0,02g -
Nước: 1000ml
Pha chế hòa tan thành phần trên trong
nước để yên trong vài phút đặt trên bếp đun sôi và thỉnh thoảng khuấy đều, để
sôi trong vài phút. Làm nguội ngay trong môi trường chưng cách thủy ở
450C. Điều chỉnh ph sao cho pH=7,4 ở nhiệt độ 250C không
được đun môi trường quá nóng lâu hoặc đun lại không được thanh trùng trong nồi
hấp khi sử dụng cần kiểm tra độ vô trùng của môi trường cần được dùng trong 3h
tính từ khi pha chế xong.
Tiến hành
- Chuẩn bị mẫu
Hút chính xác 10ml mẫu cho vào bình
định mức 100ml
Dùng pipet vô trùng hút 1ml dd trong
bình định mức cho vào ống nghiệm có chứa 9ml nước cất lắc nhẹ ống nghiệm tròn
đều là có hệ số pha loãng 10-1. Tiếp tục dùng pipet hút 1ml từ ống
nghiệm có nồng độ 10-1 cho vào ống nghiệm 2 đã có chứa
9ml nước cất ta có nồng độ pha loãng
10-2 .
- Nuôi cấy
Lấy 1 đĩa Petri dùng pipet vô khuẩn cho
vào mỗi đĩa 1ml nếu sản phẩm là chất lỏng hoặc dạng huyền phù ban đầu sản phẩm
không ở thể lỏng. Lấy 2 đĩa petri vô khuẩn khác dùng pipet vô khuẩn để cho vào
mỗi đĩa petri 1ml mẫu ở độ pha loãng 10-1nếu sản phẩm là chất lỏng
hoặc 10-2 nếu sản phẩm là thể lỏng.
Tiến hành như trên với các độ pha loãng
cao hơn cần vận dụng dụng pipet vô trùng mới cho độ pha loãng khác đổ khoảng
15ml môi trường violetbile lactose red agar (VRBL) ở 450C vào mỗi đĩa
tới khi đổ môi trường không quá 15 phút trộn cẩn thận dịch cấy vào môi trường và
để đĩa trên mặt phắng mát để môi trường đông lại.
Để một đĩa kiểm tra độ vô khuẩn của môi
trường bằng 1ml môi trường VRLB và thao tác tương tự nhưng không có dịch
cấy.
Sau khi môi trường trong các đĩa petri
đã đông đặc hoàn toàn đổ khoảng 4ml môi trường VRLB ở 450C tráng phủ
kín bề mặt của mỗi đĩa để đông đăc như trên, lật úp các đĩa chuẩn bị và đặt
chúng vào trong tủ nuôi cấy ở 350 hoặc
370 trong vòng 24h.
Kết quả
Sau thời gian trên sử dụng thiết bị đếm
khuẩn lạc colifom đặc trưng có màu đỏ tía đường kính 0,5mm, đôi khi được bao bọc
quanh bởi một vùng đỏ của mật kết tủa.
+ Tính kết quả
Trường hợp các đĩa chỉ từ 15 - 150
khuẩn lạc đặc trưng trong vòng từ 15 - 150 khuẩn lạc đặc trưng giữa 2 nồng độ
pha loãng liên tiếp trong đó chứa ít nhất 15 khuẩn lạc đặc trưng số colifom
trong 1ml mẫu X được xác định theo công thức:

0 nhận xét:
Đăng nhận xét