Trang blog này được lập bởi
chủ Quán BỌT TRÁI
CÂY với mục đích chia sẻ tài liệu về công nghệ thực phẩm
cho các bạn cùng khoa cũng như các anh, chị, em và các bạn yêu thích, quan tâm
hay tìm kiếm tài liệu về công nghệ thực phẩm.
NẾU THẤY TÀI LIỆU CÓ
ÍCH, MỜI CÁC
BẠN ĐẾN VÀ ỦNG HỘ QUÁN BỌT TRÁI CÂY ĐỂ CHÚNG TÔI CÓ THÊM KINH PHÍ DUY TRÌ HOẠT
ĐỘNG ĐĂNG TẢI TÀI LIỆU CHO MỌI NGƯỜI!
XIN CHÂN THÀNH CẢM
ƠN!
Quán
Bọt Trái CâyĐịa chỉ: 88/955E Lê Đức Thọ, P.6, Gò Vấp, TP.HCM
Hotline: 0935.355.169
Mail: bottraicay@gmail.com
Facebook: http://facebook/bottraicay
Web: http://bottraicay.blogspot.com/
Xem bản đồ đường đi clik vào đây
I.
GIỚI THIỆU VỀ NƯỚC MẮM THÁI LAN
Từ
xa xưa, nước mắm đã được ưa
dùng không chỉ riêng nước ta mà còn trên nhiều nước khác. Theo lịch sử ghi nhận,
người Ý rất thích nước mắm và gọi là “garam” – mắm cá. Mắm cá có chất lượng tốt,
làm từ nội tạng và máu cá ngừ thông qua xúc tác của các enzyme protease tự nhiên
và các vi khuẩn ưa mặn. Ở Hy Lạp, nước mắm “garos” được làm từ nội tạng cá đặc
biệt là gan cá thu (Caomlercdicus). Các loại nước mắm khác như “botargue” và
“cotarides” được sản xuất ở Ý và Hy Lạp vào thế kỷ 19. Ở Đông Nam Á, do nhiệt độ
môi trường cao nên phương pháp lên men là phương pháp bảo quản cá khô và được
cải tiến theo thời gian.
Ở
Thái Lan, việc sản xuất nước mắm bắt đầu cách đây gần 1 thế kỷ. Hiện nay, có 102
cơ sở chế biến nước mắm và hầu hết là đóng ở các tỉnh miền Trung (41 đơn vị) và
phía Đông (45 đơn vị), còn lại là các tỉnh phía Nam . Các cơ sở có công suất
khác nhau tử dưới 10 tấn/năm ( các hộ chế biến) tới 1200tấn/năm (công nghiệp).
Năm 1996, có 65190 tấn cá biển được dùng để chế biến nước mắm. Ngày nay, nước
mắm Thái Lan đã có một chỗ đứng quan trọng trên thị trường quốc tế và đặc biệt
nó đem lại doanh thu đáng kể trong ngành công nghiệp nước
nhà.
Các
công ty chế biến nước mắm tại Thái Lan đã và đang nghiên cứu để nâng cao chất
lượng nước mắm. Một trong những công ty TNHH nước
mắm Pichai.
Công ty được thành lập năm 1937, chế biến nước mắm theo phương pháo truyền thống
dựa trên kinh nghiệm của ông cha để lại và tồn tại suốt 60 năm qua. Dưới sự lãnh
đạo ban đầu của ông Pichai Ratanaprasith công ty chỉ đáp ứng cho dân cư vùng
Chonburi, mỗi khu vực trên lãnh thổ Thái Lan. Nhưng hiện nay, thị trường tiêu
thụ của công ty đã lan rộng trên khắm thế giới dưới sự lãnh đạo của ông Piroon
Ratanaprasith. Nước mắm của công ty, trải qua 60 năm kinh nghiệm, đã đạt được
chất lượng cao
và công ty đã trờ thành nơi sản xuất nước mắm chính yếu tại Thái Lan. Ngày nay,
công ty trở thành công ty kiểm mẫu trong ngành công nghiệp Thái Lan. Việc áp
dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, thực hiện đúng những tiêu chuẩn về chất lượng
và vệ sinh nghiêm ngặt cùng với sự giữ gìn sinh thái trong khu vực sản xuất theo
chuẩn mực của toàn cầu mà công ty luôn đứng vững. Hứa hẹn sự phát triển và thành
công trong thiên niên kỷ mới này. Công ty nước mắm Pichai là công ty chế biến
nước mắm đầu tiên nhận được hai bằng chứng nhận HACCP (do bộ phát triển Nông
nghiệp và phát triển cấpvào
ngày 01/12/1997) và chứng nhận SGS/NFI Seafood HACCP (do Viện SGS và Viện NFI
cấp ngày 09/04/1998).
Nước
mắm Thái Lan cũng có khái niệm và phương pháp chế biến gần giống hư nước mắm của
ta. Nước mắm là loại dung dịch lỏng được hình thành từ quá trình lên men hỗn hợp
cá và muối. Tính chất đặt trưng của nước mắm Thái Lan là có vị mặn của muối và
hương thơm của cá, cũng có những loại nước mắm không mang hương vị cá để đáp ứng
nhu cầu cho người tiêu dùng không thích mùi đặt trung của nước mắm. Đó chính là
nét riêng biệt nỗi bật của nước mắm Thái Lan và nhờ đó mà thị trường tiêu thụ
của nước mắm Thái Lan rộng khắp trên thế giới. Nó được sử dụng như là một gia vị
cho nấu nướng và là loại thực phẩm thông dụng ở các nước phương Đông, Thái Lan
là một nhà sản xuất chính về nước mắm và cá lượng tiêu thụ nước mắm nhiều nhất,
điều này làm cho ngành công nghiệp nước chấm Thái Lan trở nên vững mạnh và có
thị trường lớn trên thế giới. Ngòai việc trở thành một phần quan trọng trong
ngành công
nghiệp Thái Lan, nước mắm cũng quan trọng đối với sức khỏe. Trong nhu cầu 4g
nitơ cần thiết cho sức khỏe hàng ngày thì 7.5% lượng nitơ có thể cung cấp chỉ từ
100ml nước mắm. Ngoài ra, trong nước mắm có hơn 17
loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Nguồn Vitamin do nước mắm cung cấp
cũng rất quan trọng mà đặt biệt là Vitamin B123 rất cần thiết cho chế độ ăn uống
khỏe mạnh. Trong 100ml nước mắm thì
chứa
vitamin B12. Những
nghiên cứu đã chứng minh con người chỉ cần 1
g
Vitamin B12 cho mỗi ngày. Nước mắm vừa đóng
vai trò là chất gia vị cho những thức ăn khác giúp ăn ngon miệng hơn, vừa manh
lại một chế độ ăn uống khỏe mạnh và ngăn ngừa một số bệnh về tim
mạch.


III.
PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT NƯỚC MẮM THÁI
LAN
Nước
mắm được chế
biến bằng cách trộn cá và muối theo tỷ lệ 2:1 hoặc 3:1 theo trọng lượng. Kế đến,
để lên men trong 8 trên 12 tháng ở ngoài trời trên các bể xi măng được đậy kín.
Các bể và thùng đặt trong nhà thì không phủ kín.
III.1.
Nguyên liệu:
III.1.1.
Nguyên liệu cá:
Cá
Cơm, cá Trích và cá Ngừ là các loại chủ yếu làm nguyr6n liệu, một số cá nước
ngọt nhỏ cũng được dùng, mặc dù số lượng ít. Thông thường, loại cá mình nhỏ được
ưu thích hơn vì chúng chứa hàm lượng enzyme cao hơn, làm quá trình phân giải
thịt cá tiến hành nhanh hơn.
Thông
thường, cá được dùng làm nước mắm có thể đã trải qua quá trình phân giải làm mềm
thịt cá và có thể đã ở giai đọan đầu của quá trình ươn hỏng. Số lượng vi khuẩn
ban đầu, trước khi ướp muối, được ghi nhận là từ trên 105 tới trên 108đv/g và
cần được xem xét khi đạt tới 107đ/g.
III.1.2
Nguyên liệu muối
Muối
sử dụng cho quá trình ướp cá là muối hột có chất lượng tốt (ít lẫn tạp chất, độ
ẩm tương đối thấp ...) và sử dụng với hàm lượng hợp lý. Nếu hàm lượng muối cao
sẽ giới hạn
sự phát triển của các loại vi khuẩn thừơng có trong cá và kìm hãm hoạt động của
các enzyme thủy phân thịt cá. Tác dụng kiềm chế vi khuẩn này chủ yếu là do việc
giảm hoạt tính nước (aw) của hầu hết cá vi khuẩn theo cơ chế thấm thấu. Mặc
khác, hàm lượng muối chiếm 25% là cần thiết cho sự phát triển của một số vi
khuẩn có lợi cho sản xuất và hoạt động của các enzyme protease.
III.2
Quy trình sản xuất nước mắm Thái Lan
III.2.1
Sơ đồ quy trình sản xuất
III.2.2
Thuyết trình quy trình
Người
ta phủ một lớp muối dày khoảng 2cm lên phía trên cùng của lớp cá xếp trong thùng
lên men, dùng đá nặng để đè cá xuống, ngăn không cho cá nổi lên trong quá trình
lên men; kiểm tra thường xuyên để xác định thời điểm chấm dứt quá trình lên men
và thông thường quá trình kéo dài từ 8
12 tháng; sau đó, đặc
thùng ra ngoài trời trong 1
3 tháng cho ngấu, nước
ngấu chảy nhỏ giọt qua các lớp cá như một bộ lọc tự nhiên, cho ra nước mắm lọai
1, đục mang hương vị cá mạnh, được đem đi lọc và phơi nắng, đổ thêm nước muối
nồng độ 10
12% đã đun sôi vào khối
lọc còn lại (bã) để lên men trong 1
2
tháng. Nước mắm loại hai, loại ba cũng được làm theo cùng phương pháp. Toàn bộ
nước mắm làm ra có thể được pha chế thêm đường và mì chính để tăng hương vị và
hàm lượng nitơ toàn phần phải được điều chỉnh sao cho đáp ứng yêu cầu quy định.
Tuy nhiên, nước mắm khi pha trộn thêm phải chứa hàm lượng nitơ toàn phần trên
4g/L(thoe tiêu chuẩn nước mắm FDA). Nếu sản xuất nước mắm chai thì tùy cơ sở vật
chất của từng công ty mà có những hệ thống chiết rót, đóng chai và gắn
nút tự động hoặc chiết rót thủ công. Riêng khâu dán nhãn thì thường làm thủ
công.




IV.
SẢN PHẨM NƯỚC
MẮM THÁI LAN
IV.1
Hương vị nước mắm Thái Lan
Hương
vị nước mắm Thái Lan khá đặc trưng và có nét khác biệt so với hương vị nước mắm
quen thuộc của ta. Bên cạnh những loại nước mắm có hương riêng khác. Do thị hiếu
người tiêu dùng không thích mùi thơm của cá, vì thế mà các công ty nước mắm Thái
Lan đã tìm cách để khử đi mùi đặt trưng của cá và thêm vào một số hương vị khác
nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Vì thế, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu
các chất tạo mùi đặc trưng có trong thành phần cá để hạn chế tối đa sự hình
thành mùi và tìm những hương vị thích hợp cho vào nước mắm và giữ được chất
lượng và đảm bảo an tòan thực phẩm.
Khi
nghiên cứu về hương vị của nước mắm ở tháng thứ chín của
nước mắm Thái Lan (1965), Saisithi đã phân lập được các loại vi khuẩn tồn tại
trong đó và hàm lượng acid bay hơi của nước mắm. Các vi khuẩn được phân lập ở
310c với nồng độ muối 19% sau
thời gian 7 ngày. Ngoài nghiên cứu
trên Thái Lan có nhiều công trình nghiên cứu khác, tuy nhiên do cũng là phương
pháp chế tạo cổ truyền nên thành phần các chất tạo hương vị cũng là các thành
phần cơ bản đã được
trình bày trong phần đầu.
IV.2
Tiêu chuẩn nước mắm Thái Lan
Việc
sản xuất nước mắm đã kiểm soát bởi hai tiêu chuẩn do tổ chức quản lý thực phẩm
và dược phẩm Thái Lan FDA và
Viện nghiên cứu tiêu chuẩn công nghiệp Thái Lan (TISI) ban hành, trong đó tiêu
chuẩn của TISI là tự nguyện. Một số yêu cầu của hai tiêu chuẩn được diễn ra
trong bảng sau:
Tiêu
chuẩn nước mắm của TISI (TISI 3/1983)
STT
|
Yêu
cầu
|
Loại
| |
1
|
2
| ||
1
|
Trọng
lượng riêng ở 27/270C
|
1.2
|
1.2
|
2
|
Độ
pH
|
5.0
![]() |
5.0
![]() |
3
|
Natri
clorua (g/L)
|
![]() |
![]() |
4
|
Nitơ
toàn phần (g/L)
|
![]() |
![]() |
5
|
Acid
glutamic/nitơ toàn phần
|
0.4
![]() |
0.4
![]() |
6
|
Nitơ
acid (g/L)
|
10
|
7.5
|
Tiêu
chuẩn nước mắm của FDA
STT
|
Yêu
cầu
|
Kiểu
nước mắm
| ||
Chế
biến tự nhiên
|
Chếbiến
nhân tạo
|
Để
pha trộn
| ||
1
|
Natri
clorua (g/L)
|
>200
|
>200
|
>200
|
2
|
Nitơ
toàn phần (g/L)
|
>9
|
>9
|
>9
|
3
|
Nitơ
acid amin(%) (trong nitơ toàn phần)
|
4.0
![]() |
4.0
![]() |
4.0
![]() |
4
|
Acid
glutamic/nitơ
|
0.4
![]() |
0.4
![]() |
0.4
![]() |
Bên
cạnh những tiêu chuẩn cụ thể và thành phần có trong nước mắm còn có những tiêu
chuẩn tổng quát vầ nước mắm như: (theo Viện nghiên cứu tiêu chuẩn công nghiệp
Thái Lan).
Phải
có hương thơm tự nhiên của cá và vị của nước mắm.
Phải
trong suốt, không lẫn tạp chất ngoại trừ những phần tử được hình thành một cách
tự nhiên trong quá trình lên men (không hơn 0.11g/L).
Hàm
lượng muối (NaCL) không được nhỏ hơn 200g/L
Hàm
lượng Nitơ toàn phần không được nhỏ hơn 9g/L
Hàm lượng Nitơ
acid amin chiếm từ
lượng nitơ toàn
phần.

Tỷ
lệ giữa hàm lượng acid glutamic với hàm lượng nitơ toàn phần 

Không
thêm màu nhân tạo ngoại trừ màu của Raramel
Không
có chất gây ngọc ngoại trừ đường.
Thời
gian bảo quản của nước mắm phải từ 3 năm trở lên. Sau khi sử dụng phải đậy nắp
cẩn thẩn.
Công
ty TNHH nước mắm Pichai đã tiến hành các nghiên cứu để cải tiến nước mắm. Nước
mắm sau cải tiến có chất lượng cao hơn và đảm bảo các tiêu chuẩn mà FAD và TISI
đã đề ra. Sau đây là tiêu chuẩn của nước mắm ở ba loại khác nhau (lọai A, loại
B, lọai C) do công ty đề ra.
Tiêu
chuẩn nước mắm tại công ty TNHH nước mắm Pichai
Thành
phần
|
Loại
A
|
Loại
B
|
Loại
C
|
Nitơ
toàn phần (g/L)
|
>20
|
15
![]() |
13
![]() |
Protein
(%)
|
>12.5
|
>9.38
|
>7.5
|
Muối
Natri clorua (%w/v)
|
2.6
![]() |
2.6
![]() |
2.6
![]() |
Độ
pH
|
5.1
![]() |
5.1
![]() |
5.1
![]() |
Màu
(%độ truyền suốt ở 550nm)
|
5.8
![]() |
5.8
![]() |
5.8
![]() |
Tỷ
trọng ở 250C
|
>1.20
|
>1.20
|
>1.20
|
Tạp
chất lơ lửng (đv/ml)
|
<1x104
|
<1x104
|
<1x104
|
Coliform
|
Không
có
|
Không
có
|
Không
có
|
Bảng
27 : Tiêu chuẩn màu sắc theo tiêu chuẩn nước mắm Thái Lan (TC Thái
Lan)
Tiêu
chuẩn
|
Ký
hiệu
|
![]() |
Độ
hấp thu
|
Độ
truyền suốt
|
Thái
Lan (TC Thái Lan)
|
THAI
|
392
|
2.395
|
31.696
|
IV.3
Các bước lựa chọn nước mắm
Những
yêu cầu của nước mắm nguyên chất.
Phải
có dấu chứng nhận sản phẩm an toàn chất lượng của Viện
nghiêu cứu tiêu chuẩn Công Nghiệp Thái Lan.
Phải có dấu
kiểm tra của tổ chức quản lý thực phẩm và dược phẩm Thái Lan.
Phải
có tên nhãn hiệu và tên công ty sản xuất
Phải
có thời gian sản xuất vả thời hạn sử dụng in trên nhãn
Không
được lẫn tạp chất, màu nấu vàng và hương vị đặt trưng của cá.
IV.4
Giá trị dinh dưỡng
Nước
mắm được sản xuất bằng phương pháp phân giải và thủy phân prôtêin thịt cá thành
ca 1 chất nitơ, đặt biệt là nitơ acid và nitơ prptid tạo giá trị dinh dưỡng.
Thành phần acid amin trong một số cơ sở chế biến nước mắm khác nhau được phân
tích và so sánh với các mức hướng dẫn về các acid amin cần thiết trong
bảng.
thành
phần acid amin của nước mắm từ 5 cơ sở chế biến
Acid
amin
|
Mg/g
Nitơ
|
Mức
hướng dẫn về acid cần thiết
| ||||
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
| |
Aspartic
|
388
|
359
|
288
|
192
|
274
|
|
Threonin
|
275
|
240
|
205
|
146
|
188
|
250
|
Serin
|
123
|
163
|
116
|
66
|
126
|
|
Glutamic
|
853
|
831
|
792
|
2210
|
1088
|
|
Glycin
|
168
|
176
|
151
|
122
|
135
|
|
Alanin
|
365
|
362
|
318
|
290
|
268
|
|
Methionin
|
127
|
133
|
143
|
138
|
226
|
220
|
Cystin
|
95
|
88
|
90
|
180
|
0
|
|
Valin
|
345
|
316
|
306
|
308
|
378
|
310
|
Isoleucin
|
263
|
185
|
274
|
226
|
362
|
250
|
Leucin
|
306
|
229
|
431
|
324
|
638
|
440
|
Tyrosin
|
39
|
41
|
46
|
0
|
68
|
380
|
Pherubalamin
|
195
|
178
|
184
|
266
|
246
|
|
Lysin
|
500
|
477
|
414
|
386
|
362
|
340
|
Hisin
|
208
|
205
|
163
|
180
|
180
|
|
Arginin
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
Porolin
|
0
|
79
|
0
|
0
|
0
|
|
Có
thể thấy rằng các mẫu nước mắm chứa các acid amin cần thiết về mặt lượng gần mới
mức hướng dẫn.
V.
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI CHẤT LƯỢNG
-Mỗi
cơ sở sản xuất nước mắm đều có những kỹ thuật riêng của họ trong việc sản xuất
nước mắm và đó là lý do của sự đa dạng về chất lượng. Vì nước mắm được làm từ
hợp chất cá và muối nên chất lượng của nước mắm phụ thuộc vào nguyên liệu sử
dụng. Cá thường
được khai thác bằng lưới vây. Tuy nó không được ướp đá nhưng được ngư dân ướp
muối. Vì vậy sự tiến tính protein bắt đầu ngay cả khi cá được đưa lên bờ và cả
khi vi khuẩn lẫn vào các enzyme phân giải cá đã bắt đầu thủy phân thịt
cá.
-Chất
lượng của muối, thường được sử dụng ở các nước nhiệt đới là rất quan trọng đối
với các cơ sở muối chượp và chế biến cá lên men cá. Các loại muối này được sản
xuất bằng cách làm bốc hơi nước biển trong một quá trình kéo dài khoảng 40 ngày.
Hầu hết các tạp chất khó hòa tan nhi silicat, sulfat can xi, cacbonat canxi lắng
xuống trước khi muối kết tinh, do đó người ta có được muối tương đối bẩn là loại
muối tinh thể to, không trắng, và trộn với cá qua quá trình lọc lại. Nếu tồn tại
một lượng lớn tạp chất có chứa ion canxi thì có thể làm giảm chất lượng của nước
mắm.
-
Hastamin gây độc trở thành vấn đề rất lớn, đặt biệt đối với người tiêu dùng dị
ứng với chất này. Hastamin phát sinh trong thực phẩm do việc tiếp xúc giữa
hastamin, acid amin với những vi khuẩn nhất định như : Morganella morganii,
Klepsiella peumonia và Hafnia alvei ... nó được thấy trong cá thuộc các họ cá
Thu, Ngừ, cá Trích, cá Nục và cá Cơm. Thị trường xuất khẩu chủ yếu trên thế giới
là các nước Mĩ, Khối EU, Canada, úc. Một số trong số đó Mỹ và Canada, khống chế
mức histamin (mức cực đại cho phép là 20mg/100g) như là một chỉ số an toàn đối
với các sản phẩm cá Ngừ, và nước mắm. Tuy nhiên, mức hastamin được thấy trong
các mẫu nước mắm ở trong khoảng dưới 2 đến trên 20mg/100g và mức tiêu dùng đầu
người trong mức trung bình được xem là 23mg/ngày. Nếu việc thao tác xử lý cá
trước quá trình lên men được làm tốt thì mức hastamin trong nước mắm có thể
khống chế được.
VI.
KẾT LUẬN
Nước
mắm được sản xuất thông qua quá trình lên mem tự nhiên của hỗn hợo cá nguyên con
và muối. Nó là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người Thái Lan và
còn là một thứ gia vị cung cấp dinh dưỡng và các acid amin cần thiết. Vì các nhà
sản xuất không quản lý được chất
lượng cá ngay sau khi thu họach nên hàm lượng histamin cũng khó kiểm sóat trong
nước mắm. Tuy nhiên, vì nước mắm chỉ được dùng như một gia vị nên người tiêu
dùng Thái Lan không tỏ ra lo ngại nhiều về độc tố histamin. Việc xuất khẩu nước
mắm tăng do số người
Châu Á ở các nước Phương Tây do đó cần có sự nghiên cứu nhiều hơn để giúp các
nhà chế biến có được cá tiêu chuẩn chất lượng cần thiết và giữ được mức histamin
ở trong giới hạn cho phép.
Như
vậy, so với nước mắm chế biến theo phương pháp cổ truyền Việt Nam thì nước mắm
Thái Lan cũng chế biến tương tự. Thực chất, nước mắm Thái Lan cũng dựa trên
nguyên tắc phân giải thịa cá nên các thành phần có trong nước mắm cũng như nhau.
Tuy nhiên, giữa hai loại có sự khác nhau về mùi vị và đó chính là nét đặc trưng
riêng cho từng loại nước mắm. Nước mắm của nước ta có mùi vị đặc trưng của cá
còn nước mắm Thái Lan có loại thì không mang mùi đó mà có mùi
thơm của bánh kẹo hay mùi đường. Khi đánh giá về hai loại mẫu nước mắm Thái Lan
và nước mắm của nước ta, nhiều nhận xét cho rằng hàm lượng đường trong nước mắm
Thái Lan khá cao, chính vì thế mà lấn ác cả mùi thơm đặt trưng của cá hay mẫu
nước mắm đã bỏ thêm hương khác vào
nước mắm tạo hương thơm của bánh kẹo và tạo độ sánh khá cao. Việc cho thêm một
số thành phần khác vào nước mắm đã tạo nét riêng biệt cho nước mắm Thái Lan.
Chính vì nước mắm Thái Lan có màu vàng rơm ánh đỏ, trong suốt, không mang mùi
đặc trưng của cá mà nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, nhất là các nước phương
Tây, vì thế, thị trường nước mắm Thái Lan tại các nước khác trên thế giới khá
rộng lớn. Tuy nhiên, nước mắm Thái Lan cũng gặp nhiều khí khăn khi xâm nhập vào
thị trường nước mắm của Việt Nam có lẽ một phần do thị hiếu người Việt Nam thích
hương vị đặc trưng của cá, vị ngọt dịu nguyên chất của nước mắm vần phần khác là
do thị trường nước mắm của nước mắm của nước ta đang tràn ngập các nhãn hiệu,
trong đó có những nhãn hiệu có từ lâu đời, những nhãn hiệu nỗi tiếng trên thương
trường quốc tế
cộng thêm nguồn tài nguyên biển vô cùnhg phong phú. Đây là thế mạnh cũng là niềm
tự hào cho ngành nước mắm Việt Nam.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét