VHAT: CÁC MÓN GÓI VÀ CUỐN Ở VIỆT NAM/ PHẦN 1


Trang blog này được lập bởi chủ Quán BỌT TRÁI CÂY với mục đích chia sẻ tài liệu về công nghệ thực phẩm cho các bạn cùng khoa cũng như các anh, chị, em và các bạn yêu thích, quan tâm hay tìm kiếm tài liệu về công nghệ thực phẩm.


NẾU THẤY TÀI LIỆU CÓ ÍCH, MỜI CÁC BẠN ĐẾN VÀ ỦNG HỘ QUÁN BỌT TRÁI CÂY ĐỂ CHÚNG TÔI CÓ THÊM KINH PHÍ DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG ĐĂNG TẢI TÀI LIỆU CHO MỌI NGƯỜI!

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhEc3xk47U9ZFkrT-bQKGv7qksKqk0P_aWeyFhjtD3rOo1mQUgU2HTZwB1edaY20Fy1rAMfKtBaqa3aCz9Ue07MXqprMlVVuqmBfQE1z9pLAN8yRIqDsqRfps0IUcHQO-LKj5L0w1fguF8/s1600/logo+bottraicay.jpg 
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!


Quán Bọt Trái Cây

Địa chỉ: 88/955E Lê Đức Thọ, P.6, Gò Vấp, TP.HCM

Hotline: 0935.355.169

Mail: bottraicay@gmail.com

Web: http://bottraicay.blogspot.com/




Xem bản đồ đường đi click vào đây


MỞ ĐẦU
            Ẩm thực hay nói đơn giản hơn là ăn và uống vốn là chuyện hàng ngày, rất gần gũi và cũng rất  đỗi đời thường. Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ăn uống lại được quan tâm với những mức độ khác nhau. Ngay từ xa xưa, ông bà ta đã rất coi trọng việc ăn uống, thế nên tục ngữ mới có câu: ”Có thực mới vực được đạo”, ”Học ăn, học nói, học gói, học mở”… Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày  một cao hơn, ẩm thực cũng nhờ vào đó mà trở nên hoàn thiện hơn. Vượt qua khỏi giới hạn ”Ăn no mặc ấm” để đạt đến ”Ăn ngon mặc đẹp”. Ẩm thực đã không còn đơn thuần là giá trị vật chất, mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng và cốt cách. Tìm hiểu về ẩm thực của một đất nước, chính là cách đơn giản nhất để có thể hiểu thêm về lịch sử và con người của đất nước ấy. Qua đó góp phần nâng cao vốn hiểu biết và lòng tự hào dân tộc trong mỗi chúng ta.
Nước Việt Namhình chữ ”S”, trải dài trên nhiều vĩ độ, chia làm ba miền Bắc,  TrungNam. Mỗi miền có những đặc trưng riêng về đặc điểm tự nhiên, sinh hoạt và phong tục tập quán. Từ đó hình thành nền văn hóa ẩm thực riêng cho từng miền. Chính những điều đó đã tạo nên sự phong phú, đa dạng cho nền văn hoá ẩm thực Việt Nam. Sự phong phú của ẩm thực thì không thể nào một lúc mà nói hết được. Nhưng ở đây,  nhóm muốn nói về đề tài ”Văn hóa ẩm thực các món gói và món cuốn của Việt Nam”. Qua đề tài này, nhóm muốn giới thiệu với tất cả các bạn về nét đẹp rất đặc trưng của đất nước và con người Việt Nam, nét đẹp được thể hiện trong văn hóa ẩm thực.
Tính nông nghiệp là nét đặc trưng, nổi bật trong văn hóa người Việt nói chung và ẩm thực nói riêng, trong đó việc sử dụng các nguyên liệu, chất liệu tạo nên các món ngon có phóng cách “gói và cuốn” là một biểu hiện tinh tế cho nét đẹp đó. Người Việt Nam vốn đã nổi tiếng khéo léo trong việc chế biến những món ăn vừa dân dã, lại thơm ngon lạ miệng. Bên cạnh các món hấp, nướng, chiên, xào phong phú đa dạng... món gói và cuốn nổi lên như một món ăn chơi thanh cảnh, vừa làm đẹp lòng các mẹ các chị vì không chứa nhiều năng lượng, lại vừa là đồ nhắm yêu thích của các chú, các anh bên bàn nhậu liên hoan. Từ Bắc chí Nam, món cuốn trở thành món ăn chiếm vị trí hàng đầu trong danh mục các món ăn chơi được ưa chuộng nhất.
Gói và cuốn là một trong những phong cách ẩm thực hết sức dân dã nhưng cũng khá độc đáo, gọi là dân dã vì phong cách ăn thật là mộc mạc và hầu như ở nơi nào cũng có vì nó phảng phất một đặc điểm ẩm thực của chất liệu sẵn có trong tự nhiên. Gói và cuốn còn thể hiện được sự nhàn tản, ung dung. Lấy nguyên liệu từ nguồn thực phẩm dễ kiếm, dễ tìm trong cuộc sống như thịt heo, trứng gà, vịt, rau sống, giò chả, tôm cá, dưa chuột... dùng bánh phở hoặc bánh tráng làm vỏ cuốn bên ngoài, khi ăn kèm theo một bát nước chấm được pha chế thật ngon...tuỳ theo khẩu vị từng vùng miền, món ăn này mang sức hấp dẫn đủ làm xiêu lòng bất cứ thực khách khó tính nào. Món cuốn có nhiều loại, tùy vào từng vùng miền mà có cách chế biến theo những kiểu khác nhau, làm nên sự đa dạng trong một mạch thống nhất.
Cuốn cuốn, gói gói có lẽ là một kiểu ăn, mà bất cứ người Việt ở miền nào cũng biết. Tất cả các loại cá, tôm, thịt… đều có thể trở thành nguyên liệu chủ lực để làm nên một món cuốn. Ngoài nguyên liệu chính, các món cuốn Việt không thể thiếu rau thơm: xà lách, tía tô, kinh giới, húng quế, húng cay… hay bất kỳ một thứ lá hoặc thân cây nào có thể ăn được như lá ổi, lá cóc, thân cây súng… cũng đều là những thứ gia vị “đắt” để làm nên một món cuốn đúng kiểu… tuỳ theo từng miền. Cũng vì đặc tính vùng miền này mà các món cuốn lại có thêm những gia vị bổ sung như khế chua, chuối xanh, quả sung, củ kiệu hay đồ chua (su hào, đu đủ, cà rốt… được muối). Bởi thế nên trong một cái cuốn có thể có rất nhiều màu sắc, hương vị: mặn, chát, chua, cay, ngọt, bùi… đủ cả. Có rất nhiều món được gói, cuốn được tạo nên từ bất kì nguyên liệu nào. Nguyên liệu tự nhiên, sẵn có trong thiên nhiên hay nguyên liệu được chế biến đều được người Việt khéo léo phối hợp, gói ghém để tạo nên những món ăn  nhẹ nhàng, đơn giản nhưng lại chứa đựng trong nó sự tinh tế của người đầu bếp cũng như tinh hoa của văn hóa ẩm thực dân tộc Việt – Một dân tộc có nền văn minh nông nghiệp từ lâu đời.
            Trong các món cuốn Việt Nam, nước chấm là một điều tuyệt vời! Cũng từ ngần đó nước mắm, gia vị như chanh, tỏi, ớt, đường, giấm… mà sự khác biệt trong nước chấm của từng vùng miền và từng món cuốn cũng là một điều mà bạn sẽ thấy khác biệt và thích thú với những món fast-food kiểu Việt Nam này. Các món cuốn của miền Bắc như nem rán, phở cuốn, bún chả Hà Nội cuốn…thường sử dụng nhiều giấm nên có vị thanh nhẹ trong khi đó những món gỏi cuốn, bì cuốn… của người miền Namlại có vị đậm đà và hơi ngọt. Nước chấm của miền Trung lại đặc, có vị cay, nồng. Chính sự  khác nhau đó để đảm bảo cho các món cuốn ở đây giữ nguyên được bản sắc, những yếu tố cơ bản của vùng, miền. Không chỉ dừng lại ở đó, món gói và cuốn khoác cho mình những tấm áo mới, sắc màu mới dưới bàn tay khéo léo và sành ăn của người thành phố bởi sự phong phú về nguyên liệu gói và cuốn cũng như cách thức gói, cuốn: bánh tráng, bánh phở và các loại rau… Nhưng dù là nguyên liệu nào đi nữa, cũng chủ yếu được làm ra từ các nguyên liệu có nguồn gốc nông nghiệp như gạo, bột, rau… Điều đặc biệt là, các nguyên liệu này đơn giản thế thôi nhưng lại không thể thiếu trong các món ăn gói và cuốn. Nếu thiếu nó thì các món ăn này sẽ đơn thuần là các món khác với những tên gọi khác.
Bằng sự tận dụng sáng tạo, phong phú các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên cũng như việc tạo ra từ các nguyên liệu đặc trưng của nền nông nghiệp: gạo, bột… mà những món ăn được người Việt đặt cho một cái tên chung: gói và cuốn đã trở thành một hình thức ẩm thực mang đậm chất Việt Nam, góp phần tạo thêm nét đặc sắc của nghệ thuật ẩm thực Việt.
Có thể nói trong các món ăn Việt Nam, ăn bằng cách cuốn và gói là một cách ăn thực sự thú vị và tinh tế. Nhặt loại rau thơm này một chút, thêm lát trái kia một chút. Món lạnh thêm chút gừng cho nóng, món mặn thêm lát khế cho thanh, món ngọt có thêm chút đậu phộng, chút vừng cho bùi cho béo. Cái gì cũng một chút, một chút, cân bằng và nêm nếm đến khéo. Cuốn cho vừa tay và quan trọng là vừa miệng. Miếng ngon nhớ lâu, chính vì vậy mà những món ăn bằng cách cuốn và gói rất phù hợp cho những người bạn tụ tập hàn huyên hay để giới thiệu tới bạn bè quốc tế một hình thức ẩm thực mang đậm chất Việt Namnày.


I/  VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM THỂ HIỆN QUA CÁC MÓN ĂN
1.       Khái quát nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Việt Namlà một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Chính các đặc điểm văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực Việt Nam. Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống…). nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cua, cá, ốc, hến, trai, sò… 
Ẩm thực Việt Nam còn đặc trưng trong cách phối trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa là, mùi tầu..., gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá non; các gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, dấm thanh hoặc nước cốt dừa…
2.       Những món gói và món cuốn đặc trưng ba miền.

-     Bánh cuốn Thanh Trì

Gạongon, xay mịn, hòa với nước. Đặt nồi hấp, căng vải mỏng trên miệng nồi. Mỗi lần cho một muôi bột nhỏ. xoa đều lên bề mặt miếng vải để lá bánh cuốn được mỏng, có thể thoa thêm chút mỡđể dễ lấy ra.
Sau khi bánh chín, dùng đũa to hoặc thanh tregạt ra đĩa, lúc này có thể cuộn thêm nhân gồm một ít thịt vai nửa nạc nửa mỡ, tôm, băm cùng mộc nhĩnấm hương đã xào chín với các gia vị như mắmhạt tiêu... Rắc thêm hànhkhô phi thơm và dùng với nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.
Bánh cuốn nhân thịt Hà Nội
Bột làm bánh là gạo được xay ướt nên rất mịn. Sau khi đã được làm chín bởi hơi nước, lá bánh sẽ được cuốn lại với nhân thịt, mộc nhĩ và nấm hương đã được làm chín. Sau đó người làm bánh sẽ dùng thanh tre chia bánh vừa cuốn đó ra làm 4 khúc ngắn hơn và bày vào đĩa. Sau khi xếp lần lượt hết vào đĩa, một ít ruốc tôm sẽ được rắc lên trên các miếng bánh cuốn và trên cùng điểm vài cọng rau thơm như rau bạc hàrau mùi...Bánh cuốn sẽ được thưởng thức cùng với bát nước chấm có vài lát chả và chút hành khô trong đó...
-      Nem rán, phở cuốn, bún chả Hà Nội cuốn
- Nem chua.
- Bánh tráng cuốn thịt heo.
- Bánh bèo.
- Bánh Xèo, Chả Giông.
- Chả tôm 5 món.
- Bánh lá chả tôm.
- Nem chua Huế (Không giống như nem Thủ Đức phải cuộn thêm một cuộn lá chuối cho con nem trông “To bự” hay lót lá ổi như nem miền Bắc), dùng như khai vị.
- Nem lụi Huế, Nem Bò lụi.
- Nem Ninh Hòa.
- Nem chua chợ huyện.
- Nem Cá cơm.

- …
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét