Trang
blog này được lập bởi chủ Quán BỌT TRÁI
CÂY với mục đích chia sẻ tài liệu về công nghệ thực phẩm
cho các bạn cùng khoa cũng như các anh, chị, em và các bạn yêu thích, quan tâm
hay tìm kiếm tài liệu về công nghệ thực phẩm.
NẾU
THẤY TÀI LIỆU CÓ ÍCH, MỜI CÁC
BẠN ĐẾN VÀ ỦNG HỘ QUÁN BỌT TRÁI CÂY ĐỂ CHÚNG TÔI CÓ THÊM KINH PHÍ DUY TRÌ HOẠT
ĐỘNG ĐĂNG TẢI TÀI LIỆU CHO MỌI NGƯỜI!
XIN CHÂN THÀNH CẢM
ƠN!
Quán Bọt Trái
Cây
Địa chỉ: 88/955E Lê Đức Thọ,
P.6, Gò Vấp,
TP.HCM
Hotline:
0935.355.169
Mail: bottraicay@gmail.com
Web: http://bottraicay.blogspot.com/
Xem bản đồ đường đi clik vào đây
Chương 1: Nghiên cứu phát
triển sản phẩm bột gấc dinh
dưỡng
1.1. Ý tưởng và nguyên
nhân
Từ xa xưa, gấc đã xuất
hiện trang trọng trong lễ vật cưới xin của người Việt Nam .
Gấc được đồ xôi bỏ vào mâm quả, màu đỏ tự nhiên của gấc vừa là biểu tượng của
lòng thủy chung son sắt, vừa là sự may mắn đem đến cho cuộc sống mới của vợ
chồng. Đến bây giờ, trong những nghiên cứu của các nhà khoa học từ nhiều nước
như: Mỹ, Nhật Bản…, gấc còn là một loại quả chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng
tốt cho sức khỏe. Vì vậy, nó còn được gọi là “trái cây đến từ thiên
đường”.
Với giá trị dinh dưỡng
cao, sản phẩm bột gấc dinh dưỡng được hình thành, tạo ra một loại sản phẩm vừa
tốt, vừa có thể làm phong phú thêm sắc màu bữa ăn gia
đình.
1.2. Phân tích rủi
ro
Tất nhiên, với sản phẩm
mới thì rủi ro, khó khăn khi xâm nhập thị trường và tạo được thương hiệu là một
thách thức lớn không chỉ của riêng một sản phẩm hay một công ty
nào.
Những rủi ro có thể gặp
đối với sản phẩm bột gấc dinh
dưỡng:
+ Nguồn nguyên liệu: Gấc trổ hoa mùa hè sang mùa thu, đến mùa đông mới
chín.
Mỗi năm gấc chỉ thu hoạch
được một mùa, vụ thu hoạch tương đối ngắn (vào khoảng tháng 12 hay tháng 1), nên
gấc ít phổ biến hơn các loại quả khác. Vì vậy, đảm bảo nguyên liệu đầu vào liên
tục cho sản xuất là một công đoạn quan
trọng.
+ Thiết bị máy móc: phải được chọn lựa kĩ càng để giảm tối đa
thất thoát
cho
sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm. Bởi vì, sản phẩm thực phẩm cần tính an toàn cao và lưu giữ được
nhiều giá trị dinh
dưỡng.
+ Người tiêu dùng: Mặc dù sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
nhưng tạo
được
lòng tin nơi khách hàng
cũng như quảng bá sản phẩm rộng và cung cấp kiến thức về sản phẩm cho khách hàng
cũng là thách thức lớn và mang tính chiến lược lâu
dài.
+ Nhân sự: phải tạo ra sự hoạt động có quy trình, liên
kết với nhau nhịp nhàng
để
sản phẩm được tạo ra là hoàn
thiện
nhất
+ Tài chính: là vấn đề rủi ro có thể gặp tất yếu. Quá
trình từ phát hiện ý tưởng
đi
đến sản phẩm là phải qua rất
nhiều giai đoạn cần một số vốn lớn và có khả năng duy trì đến lúc đưa sản phẩm
ra thị trường. Vì vậy ta phải đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề
này.
+ Cải tiến sản phẩm: cuối cùng là một rủi ro có tầm quan trọng
không kém là
sự
mất định hướng trong việc
cải tiến sản phẩm sau một thời gian tung ra sản
phẩm.
+ Dịch vụ: là yếu tố đi kèm với sản phẩm mà thông qua
đó người tiêu dùng có
thể
yêu thích sản phẩm, tăng nhu
cầu sử dụng sản phẩm, đồng thời tạo dựng được thương hiệu của công ty trên thị
trường.
1.3. Thuộc tính sản
phẩm
+ Thuộc tính hữu
hình
- Bao bì: sử dụng loại hộp giấy để có thể tái sử
dụng và không gây hại đến môi
trường.
- Thành phần: 100% từ quả
gấc thiên nhiên, không có hoá chất độc hại cho cơ
thể.
- Màu sắc: là màu đỏ tươi tự
nhiên của sản phẩm, không có bất kỳ chất màu nào được thêm
vào.
- Hàm lượng dinh
dưỡng:
Trong bản kê của Bộ Y Tế -
Viện dinh dưỡng, trái gấc cho kết quả: Nước 77.0; protein 2.1; lipid 7.9;
gluxit 10.5; cellulose 1.8; tro 0.7; Ca 56; P 6.4; β-caroten 91.6
(mg).
Nếu tính từ hiệu
quả 1.9 lít dầu đối với 100kg quả tươi. Dầu gấc có chỉ số axit 2; chỉ số Iốt 72;
gồm axit Oleic 44.4%; axit stearic 7.69%; axit panmitic 33.8%; axit linoleic
14.7% và một loại vitamin
F.
- Giá cả: tính
toán theo chi phí sản xuất và giới thiệu sản phẩm ra thị
trường.
- Công dụng: Gấc
đặc biệt giàu lycopen, theo tỷ lệ khối lượng, nó chứa nhiều lycopen gấp 70
lần cà chua. Gấc chứa beta-caroten nhiều gấp 10 lần cà rốt hoặc khoai lang. Ngoài ra, các carotenoit có mặt
trong gấc liên kết với các axít
béo mạch dài, tạo ra kết quả là nó có
tính hoạt hóa sinh học cao hơn. Β-caroten, lycopen và vitamin E (-tocopharol) có
trong dầu gấc có khả năng vô hiệu hoá đến 75% chất gây ung thư, carotenoit trong
màng gấc chữa trị bệnh khô giác mạc, tăng cường thị
lực.
Và các nghiên cứu khác tại
Việt Nam cho thấy công dụng của nó đối với sức khoẻ
con người còn nhiều hơn thế:
· Phòng chống thiếu vitamin.
· Tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề
kháng.
· Chống ôxy hoá, chống lão hoá tế bào, phòng
chữa bệnh tật.
· Loại bỏ các tác động có hại của môi trường
như hoá chất độc, tia xạ…
· Giúp da dẻ hồng hào, mịn
màng.
- Tiêu chuẩn đánh
giá: hàm lượng kim loại, độ ẩm (<5%), độ mịn, hàm lượng vi sinh, tiêu
chuẩn hoá lý, hoá sinh
…
+ Thuộc tính vô
hình:
- Nhu cầu làm đẹp:
đem đến cho khách hàng sự thoả mãn về một dạng thực phẩm có công dụng làm đẹp,
và hoàn toàn không có hoá chất độc
hại.
- Nhu cầu thực phẩm: làm đa
dạng hoá sản phẩm, phong phú thêm lựa chọn và tao ra một sản phẩm có thể sử dụng
cho mọi lứa
tuổi.
Chương 2: Quy trình sản xuất


2.1. Mô tả quy
trình
2.2.1 Nguyên
liệu:
Gấc (danh
pháp khoa học: Momordica
cochinchinensis) là một loài thực vật được tìm thấy chủ yếu tại Việt
Nam. Quả của nó được sử dụng cả trong ngành thực phẩm lẫn y học.Gấc là
loài cây thân thảo dây leo thuộc chi
Mướp đắng. Đây là một loại cây đơn
tính khác gốc, tức là có cây cái và cây đực riêng biệt. Cây gấc leo khỏe,
chiều dài có thể mọc đến 15 mét.
Thân dây có tiết diện góc. Lá gấc
nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18 cm.
Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đực. Cả hai có cánh hoa sắc vàng nhạt. Quả hình
tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, đường kính 15-20 cm. Vỏ gấc
có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi. Thịt gấc màu đỏ cam. Hạt gấc màu
nâu thẫm, hình dẹp, có
khía.
Gấc thu mua về được phân
loại theo kích thước, độ chín để thuận tiện cho các khâu xử
lý.
2.2.2 Rửa:
Công đoạn rửa để loại bỏ bụi
bẩn, tạp chất trên vỏ và tránh cho việc bị nhiễm bẩn vào khối ruột quả, ảnh
hưởng xấu đến chất lượng sản
phẩm.
2.2.3 Tách
ruột:
Quả sau khi rửa được cắt
đôi, tách lấy khối ruột bên trong bao gồm cả hạt, công đoạn này nên tiến hành
nhanh để tránh tổn thất hàm lượng dinh
dưỡng.
2.2.4 Chà
hạt:
Cho khối hạt đã lấy xong hết
vào máy chà để tách
hạt
2.2.5 Thêm
nước:
Phần hạt và thịt quả còn sót
lại sẽ thêm nước để nhào trộn cho tách hết được thịt quả và lấy được nhiều dinh
dưỡng
thêm.
2.2.6 Ly
tâm:
Hỗn hợp trên đem cho vào máy
ly tâm để đạt hiệu suất thu hồi
cao.
2.2.7 Lọc dịch
quả:
Phần dịch quả trong máy chà
được lọc ra và chuẩn bị cho vào
xay.
2.2.8 Xay:
Dịch quả và hỗn hợp thu hồi
ở máy ly tâm cho xay mịn để giảm kích thước, tăng độ mịn cho bột thành
phẩm.
2.2.9 Phối
trộn:
Thêm tinh bột biến tính với
tỉ lệ thích hợp đệ tạo độ sệt cho khối nhão thu được, vừa tăng hàm lượng chất
khô, giảm chi phí cô đặc, vừa tao cho thành phẩm có dạng bột mịn đẹp, tăng hiệu
suất thu hồi trong quá trình sấy. Ngoài ra, bổ sung thêm chất đệm để tránh thay
đổi pH của khối
nhão.
2.2.10 Sấy:
Khối nhão được dàn đều trên
băng tải và điều chỉnh nhiệt độ sấy thích
hợp.
2.2.11 Nghiền:
Nghiền mịn để tăng cảm quan
sản phẩm, tránh hiện tượng vón
cục.
2.2.12 Sấy
lại:
Tạo sự ổn định cho sản phẩm,
tránh hiện tượng hồi ẩm cho
bột.
2.2.13 Đóng
gói:
Cho vào bao bì sơ bộ để
chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo, và tránh cho bột bị nhiễm
bẩn.
2.2.14 Hút chân
không:
Công đoạn quan trọng cuối
cùng để hoàn thiện sản phẩm và đưa sang khâu đóng gói thảnh
phẩm.
Chương 3: Bao
bì
3.1. Thiết lập logo,
slogan
_Logo là biểu tượng hình ảnh của công ty và
mang đến nhiều ý nghĩa, sự đặc trưng và là cách dễ dàng cho người tiêu dùng nhận
diện sản phẩm của công ty.
_Ý nghĩa logo: Từ NuVi màu
xanh nước biển là từ viết tắt ghép từ hai từ nutrition (dinh dưỡng) và
Vietnamese (người Việt Nam ),
hình hai cánh cung là biểu tượng của con diều tuổi thơ. Khi còn bé, hầu như
những đứa trẻ đều thích diều, diều bay cao trong gió đem theo cả ước mơ muốn bay
lên, bay cao, bay xa của con người. Ý nghĩa thương hiệu là muốn nâng tầm sức
khoẻ của người Việt, trong đó chú trọng từ lứa tuổi sơ sinh đến lứa thanh
niên.Bởi vì, giai đoạn này là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh mẽ nhất của con
người.
_Slogan: là ngôn từ miêu tả sản phẩm giúp mọi
người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm. Yêu cầu slogan phải dễ nhớ, có vần điệu và
diễn giải được nội dung cần đưa đến cho người tiêu dùng một cách ngắn gọn và dễ
hiểu nhất.
3.2. Thiết kế
nhãn:
_Nhãn hiệu là cái đầu tiên hướng sự chú ý của
khách hàng. Vì vậy, nhãn càng sinh động, càng bắt mắt thì càng dễ gây ấn tượng
với người tiêu dùng.
Chương 4: Marketing và kinh
doanh sản
phẩm
4.1. Marketing sản
phẩm
Marketing sản phẩm cần dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng các câu hỏi
sau:
- Vì sao khách hàng mua? Lợi ích cụ thể của khách hàng và thuộc tính nổi trội thể hiện trong sản phẩm là gì?
- Vì sao khách hàng mua? Lợi ích cụ thể của khách hàng và thuộc tính nổi trội thể hiện trong sản phẩm là gì?
- Đối tượng mục tiêu của sản phẩm là
ai?
- Khách hàng sử dụng sản phẩm khi nào? Tức là cần thiết phải biết
khách hàng thường mua sắm sản phẩm nào, vào dịp
nào?
- Đối thủ cạnh tranh là
ai?
Marketing
là một khái niệm quan trọng và hữu ích trong kinh doanh. Để có thể lựa chọn một
chiến lược marketing đúng đắn, công ty cần phân tích 8 tiêu chí sau:
- Hình thức của sản phẩm (kiểu dáng thiết kế, bao bì, màu sắc .... ) có thích hợp với thị trường của nó không?
- Hình thức của sản phẩm (kiểu dáng thiết kế, bao bì, màu sắc .... ) có thích hợp với thị trường của nó không?
- Khả năng và
động cơ mua sắm của khách hàng sẽ như thế nào qua sự marketing của thương
hiệu?
- Marketing sẽ
mang lại một qui mô thị trường như thế
nào?
- Chiến lược
marketing có tính khả thi
không?
- Ngân sách tài
chính cần dành cho marketing là bao
nhiêu?
- Chiến lược
marketing có cụ thể, rõ ràng và có tính khác biệt cao
không?
- Chiến lược có
tận dụng được những lợi thế về chất lượng chính của sản phẩm hay không?
- Chiến lược có khả năng thích ứng và thay đổi trong trường hợp suy thoái của sản phẩm hay không?
- Chiến lược có khả năng thích ứng và thay đổi trong trường hợp suy thoái của sản phẩm hay không?
Sản phẩm có
chiến lược marketing tốt sẽ nhanh chóng định vị được trong thị trường, phát
triển và thành công. Làm được điều đó, ta phải giải quyết tất cả các vấn đề được
đặt ra
trên:
+ Lợi ích của sản phẩm bột gấc dinh
dưỡng đã được xác định trong quá trình kiểm nghiệm, tác dụng tốt đến sức
khoẻ.
+ Đối tượng phục vụ mở rộng cho phần
lớn các mức độ tuổi trong xã
hội.
+ Khách hàng có thể sử dụng sản phẩm
trong nhiều trường hợp như: nấu xôi, cháo, chè, trộn với bột ăn dặm của
trẻ...
+ Đối thủ cạnh tranh: đây là loại
nguyên liệu vừa mới phát triển trong ngành thực phẩm nên số lượng sản phẩm còn
ít, thị phần còn nhiều, đối thủ cạnh tranh không
nhiều.
Marketing cho sản phẩm phải
giải quyết hết những vấn đề khác như: tìm kênh phân phối, tạo ra các sự kiện
quảng bá sản phẩm, những chương trình khuyến mãi, quảng cáo trên các phương tiện
thông tin đại chúng như: báo chí, truyền hình, truyền thanh …, tạo sự khác biệt
ấn tượng cho khách hàng từ những thuộc tính của nguyên liệu, sản
phẩm.
Xác định được khách hàng mục tiêu là điều cực kỳ quan trọng,
bởi lẽ những nhóm khách hàng khác nhau có thể có mối quan tâm và nhận thức về
thương hiệu khác
nhau.
Một số tiêu chí nhằm xác định và phân đoạn thị trường để từ đó
chọn lựa thị trường mục tiêu cho công
ty.
- Phân đoạn thị trường theo khách hàng tiêu dùng: dựa vào hành vi
của người tiêu dùng, tính nhân khẩu học (thu nhập, tuổi tác, giới tính, chủng
tộc, nhân khẩu), yếu tố tâm lý (thái độ, chính kiến và giá trị về cuộc sống,
những sinh hoạt và cuộc sống đời thường) và yếu tố địa
lý.
-
Phân đoạn thị trường theo khách hàng là tổ chức: căn cứ theo bản chất của hàng
hóa, điều kiện mua sắm, thông tin về tổ chức (lĩnh vực kinh doanh, số lượng
nhân công, số lượng nhân viên, doanh thu hàng năm, số lượng chi
nhánh).
Một tiêu chí mang tính
hướng dẫn khi quyết định phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu là: dễ xác
định, qui mô (lượng bán hàng tiềm năng), dễ tiếp cận và khả năng phản ứng của
các chương trình tiếp thị.
4.2. Vòng đời sản phẩm
Giống như con người, những
sản phẩm có một chu kỳ sống. Chúng tăng trưởng, suy giảm, và cuối cùng được thay
thế. Từ lúc sinh ra đến chết đi, chu kỳ sống của sản phẩm có thể được chia làm 4
giai đoạn: Giới thiệu, phát triển, sung mãn, suy
thoái.
§ Giai đoạn tung ra thị truờng: là thời kỳ mức tiêu thụ tăng trưởng chậm theo mức độ tung hàng
ra thị
trường.
§ Giai đoạn phát triển: là thời kỳ hàng hóa được thị trường chấp
nhận nhanh chóng và lợi nhuận tăng lên đáng
kể.
§ Giai đoạn sung mãn: là thời kỳ nhịp độ tăng mức tiêu thụ chậm
dần lại do hầu hết những người mua tiềm ẩn đã chấp nhận sản
phẩm.
§ Giai đoạn suy thoái: là thời kỳ mức tiêu thụ có chiều hướng đi
xuống và lợi nhuận giảm.
Hai điểm có quan hệ đến khái
niệm chu kỳ sống giúp chúng ta giải thích tại sao cải tiến sản phẩm là vô cùng
quan
trọng:
- Trước nhất, những sản phẩm
hiện tại của mỗi công ty cuối cùng trở nên lỗi thời, khi cường độ doanh số và
thị phần của chúng bị giảm bởi những sản phẩm cạnh
tranh.
- Thứ hai, khi sản phẩm đã cũ
đi thì lợi nhuận của nó nói chung cũng sẽ giảm xuống. Nếu như những sản phẩm đó
không được thay thế và đổi mới, thì lợi nhuận, cường độ doanh số, và thị phần
của xí nghiệp sẽ giảm xuống. Và lúc đó, công ty sẽ tự giết lấy
mình.
Vì vậy, ta có thể dự đoán
tương đối vòng đời sản phẩm bột gấc dinh dưỡng như
sau:
§ Giai đoạn 1: trong quá trình tung ra
thị trường, sản phẩm được đưa ra với số lượng ít để thăm dò thị trường đồng thời
quảng cáo rộng rãi trên phương tiện thông tin, tạo các sự kiện giới thiệu sản
phẩm ở các siêu thị, công viên, nhà phân phối, bán lẻ đi kèm với một số ưu đãi,
phát sản phẩm dùng thử…Dự đoán khoảng 3- 6
tháng.
§ Giai đoạn 2: khi đã định vị được sản phẩm trên thị
trường, công ty phải tổng hợp số liệu liên tục, dự đoán những biến động thị
trường để đưa ra những dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất để tạo lòng tin nơi
khách hàng đã mua và cả những khách hàng chưa mua sản phẩm. Dự đoán theo thực tế
triển khai dự
án.
§ Giai đoạn 3: giai đoạn này, nhu cầu sản phẩm của khách
hàng đã gần đến mức bão hoà, yêu cầu cần thiết đưa ra là bắt đầu nghiên cứu sản
phẩm thay thế hoặc cải tiến sản phẩm hiện có để thay thế cho sản phẩm đó trên
thị trường. Dự đoán theo thực tế triển khai dự
án.
§ Giai đoạn 4: lúc này, sản phẩm đang ở chiều hướng không
thu thêm được nhiều lợi nhuận nữa.Nếu có sản phẩm thay thế kịp thời thì công ty
sẽ tiếp tục phát triển. Dự đoán theo thực tế triển khai dự
án.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét