PHẦN II QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
1. QUY TRÌNH
SẢN XUẤT GIỐNG
1.1. Phân lập
giống vi khuẩn lactic từ nước chua dưa cải
1.1.1. Môi
trường dùng để phân lập chủng vi khuẩn lactic
-
Glucose 10
g/l
-
Cao nấm men 10
g/l
-
CaCO3 5
g/l
-
Nước ép cà chua 400
ml
-
Dung dịch muối A 5
ml
+
K2HPO4 2,5
g
+
KH2PO4 2,5
g
+
Nước cất 250
ml
-
Dung dịch muối B 5
ml
+
MgSO4 10
g
+
NaCl 0,5
g
+
FeSO4 0,5
g
+
MnSO4 0,5
g
+
Nước cất 250
ml
-
Nước cất 600ml
-
Thạch 20
g
- pH
= 6,9
1.1.2.
Chuẩn bị môi trường
Cà
chua đem thái lát, làm nhỏ, sau đó dùng vải lọc vắt lấy nước, hoặc dùng máy ép
để vắt lấy nước. Lấy phần nước đem đun sôi và lọc lấy nước
trong.
Cho
thạch vào cốc thủy tinh, thêm nước cất và tiến hành đun sôi, dùng đũa thủy tinh
khuấy đều cho thạch tan ra hết. Song song với quá trình này dùng cốc thủy tinh
khác cho một ít nước cất vào và cho vào các thành phần còn lại, đun sôi trên bếp
điện khuấy đều cho tan hết. Hòa trộn các thành phần này với nhau ta được môi
trường cần dùng.
Nhanh
chóng phân môi trường vào các ống nghiệm và bình tam giác. Tránh để môi trường
dính lên thành ống nghiệm. Sau đó đậy nút bông và bao gói lại rồi đem môi trường
đi khử trùng. Khử trùng môi trường trong nồi hấp áp lực cao ở nhiệt độ
1200C trong 20 phút. Sau khi khử trùng xong các ống nghiệm sẽ được
làm nghiêng để tạo môi trường thạch nghiêng để cấy chuyền
giống.
-
Gieo cấy mẫu
Lấy
các ống nghiệm có mẫu pha loãng ở trên, mỗi ống lấy 0,1 ml mẫu cho vào đĩa
petri. Dùng thạch trong bình tam giác (sau khi
đã đun nóng làm nuội đến nhiệt độ khoảng 500C) đổ vào các đĩa petri
vừa cấy mẫu xong, đổ một lớp mỏng vùa phải, để cho bề mặt thạch thật khô. Dùng
giấy bao gói lại, rồi đem lật ngược đĩa và nuôi
trong tủ ấm ở 370C trong vòng 24 – 48 giờ.
1.2.
Nhân giống vi khuẩn lactic để sản xuất tôm chua
1.2.1.
Tuyển chọn và cấy chuyền vi khuẩn lactic
Sau
khi nuôi vi khuẩn lactic ở nhiệt độ 370C trong 24 – 48 giờ thì các
khuẩn lạc xuất hiện. Khuẩn lạc có đặc điểm hình tròn, bề mặt bóng. Tiến hành lựa
chọn các khuẩn lạc mọc tách biệt và có vòng phân giải
CaCO3 lớn để cấy chuyền vào các ống nghiệm thạch nghiêng
hay các đĩa petri nhằm phụ vụ cho việc nhân giống cho sản xuất.
1.2.2.
Cấy chuyền giống sang ống nghiệm thạch nghiêng
-
Bật đèn tử ngoại trong tủ cấy vô trùng khoảng 30 – 60 phút.
-
Đốt đỏ que cấy trên ngọn lửa đèn cồn.
-
Dùng tay trái mở nắp đĩa petri vừa cho đủ que cấy vào, tay phải cầm que cấy chạm
vào bề mặt thạch cho nguội đi và lấy một ít giống trên vòng que cấy sau đó đậy
nắp đĩa petri lại.
- Tay trái
cầm ống nghiệm thạch nghiêng, tay phải mở nút bông bằng các kẽ ngón tay và hơ
miệng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, đưa que cấy có giống vào tận đáy ống
nghiệm. Nhẹ nhàng để đầu que cấy tiếp xúc với bề mặt thạch rồi đưa từ dưới lên
trên theo đường dích dắc hoặc cấy thành vệt thẳng. Thao tác phải nhanh, chính
xác.
-
Hơ miệng ống nghiệp và nút bông trên ngọn lửa đèn cồn và đậy nút bông
lại.
-
Đưa tất cả các ống nghiệm đã cấy giống di nuôi ở nhiệt độ 370C, sau
24 – 48 giờ giống phát triển và đem đi bảo quản.
1.2.3.
Nhân giống
-
Nhân giống nhằm mục đích cung cấp đủ số lượng giống cho quá trình sản
xuất.
-
Để có đủ giống cho sản xuất chúng ta thường nhân giống lên nhiều
lần.
+
Nhân giống trung gian: môi trường để nhân giống trung gian thì cũng giống môi
trường nuôi cấy vi khuẩn lactic nhưng quá trình nhân giống trung gian thường
được nhân giống ở trong các bình tam giác có thể tích lớn.
+
Nhân giống cho quá trình sản xuất: môi trường nhân giống giống với môi trường
dùng để sản xuất nhằm giúp cho vi sinh vật thích ứng với môi trường sản
xuất.
1.3.
Bảo quản giống vi khuẩn lactic
1.3.1.Muc
đích của bảo quản giống
Bảo
quản giống là một mục đích hết sức phức tap, đòi hỏi người làm việc này phải
hiểu biết sâu các mặt của vi sinh vật như đặc tính sinh lý, đặc tính sinh hoá,
đặc tính di truyền của chúng.
Vấn
đề bảo quản giống hiện nay chưa mang tính tập trung và thống nhất. Nói chung,
giĩư giống là một vấn đề khó, phải đảm bảo hai nhiệm vụ cơ bản:
- Cung cấp giống
cho sản xuất.
-
Cung cấp giống cho sản xuất
khoa học.
Giữ
giống phải đảm bảo hai mục đích tối thểu sau:
- Đảm bảo
cho giống không được lẫn (hay nói
cách khác là không bị nhiễm các vi sinh vật khác), nếu bị nhiểm tức là ta thu
được giống không thuần chủng.
- Đảm bảo
cho giống không bị toái hoá, nghĩa là các đặc tính sinh lý, sinh thái, sinh hoá,
di truyền của nó không bị biến mất trong thời gian dài.
Đây
là những mục đích hết sức quan trọng. Nếu không hoàn thành mục đích này thì vấn
đề giữ giống có đặt ra cũng như không.
1.3.2.Những
phương pháp bảo quản giống vi sinh vật
Tuỳ từng điều kiện cụ
thể của mỗi nhà máy, trường học, cơ quan nghiên cứu, mà người ta đề ra nhưng
phương pháp bảo quản giông khác nhau la:
a.Cấy
truyền định kì
Là
một phương pháp thường sử dụn nhất trong các phòng thí nghiệm.
Giống
được cấy vào nhiều ống nghiệm (tối thiểu 3-5 ống), sau đó đem nuôi trong tủ ấm.
Sau khi nuôi lấy ống nghiệm ra và quan sát, chọn lấy những ống mọc đều, tốt,
không bị nhiễm các sinh vật khác. tiến hành kiểm tra bằng cách nghiên cứu các
đặc tính sinh lý, sinh hoá của chúng. Số còn lại cho vào tủ lạnh bảo quản ở
nhiệt độ 3-50C, hoặc thấp hơn. Mục đích của bảo quản lạnh này là làm
hạn chế sự phát triển và phát triển của vi sinh vật, nhờ thế tránh cho chúng
khỏi bị thoái hoá.
Thông
thường đối với nấm men và vi khuẩn, người ta cấy truyền một tháng một lần.Bằng
phương pháp này có thể giữ giống được một thời gian khá dài qua hàng chục
năm.Tất nhiên trước khi đem sử dụng để sản xuất, phải
tiến hành kiểm tra mọi đặc tính giống. Nếu đảm bảo chất lượng mới cho sản
xuất.
b.
Cấy truyền và bảo quản dưới dầu vaselin
Đây
là một phương pháp rất tốt, tránh được môi trường khỏi bị khô. Dầu đem dùng phải
tinh khiết và trung tính, có độ nhớt cao, không chứa sản phẩm oxy hoá hoặc chất
độc đối với vi sinh vật, có trọng riêng từ 0,8-0,9. Tốt nhât là dùng loại thường
dùng trong y học.
Cách
tiến hành như sau: vô trùng vaselin bằng cách hấp 1210C trong 2 giờ,
sau sấy khô ở 1700C trong1-2 giờ để nguội rồi rót vào các ống giống
đã phát triển tốt, sau đó để ở nhiệt độ thường. Chú ý lớp dầu không nên quá dày,
chỉ cần cách trên mép ông thạch 1cm. Bằng phương pháp này ta có thể giữ giống
2-3 năm mới cấy lại một lần , giống đảm bảo tốt.
c.
Bảo quản trạng thái sấy khô
Nguyên
liệu được dùng để trộn là đất, cát, mùn cưa, bông hoặc giấy lọc đã được thanh
trùng và sấy khô đến một độ ẩm hết sức thấp. sau đó dùng ống hút nhờ lực gió hút
bào tử của vi sinh vật trộn đều trong các vật liệu này và bao bì thật
kín.
Sau
khi bao bì xong bảo quản ở nhiệt độ thấp. Khi nào lấy ra để nghiên cứu và sản
xuất lại tiến hành phân lập lại. Bằng phương pháp này sẽ bảo đảm giữ giống
tốt.
Ngoài
ra còn một số phương pháp khác cũng có thể bảo quản giống tốt, ví dụ như sấy
thăng hoa hay bảo quản ở nhiệt độ thấp
2.1.2.
Thuyết minh quy trình
a.
Nguyên liệu
-
Tôm thẻ, tôm sú, tôm càng xanh… Yêu cầu tôm càng tươi thì sản phẩm càng có chất
lượng, càng có mùi vị và hương thơm đặc trưng.
b.
Xử lý sơ bộ
-
Nhằm loại bỏ những tạp chất lạ những phần không dùng trong chế
biến
-
Tôm được ngâm trong nước muối 3%. Sau đó lấy kéo cắt bỏ đầu tôm và chân tôm, làm
đến đâu ta vớt tôm đến đó, số còn lại ta vẫn ngâm trong nước
muối.
-
Sau khi xử lý sơ bộ xong thì đem đi rửa sạch.
c.
Xóc rượu
-
Xóc rượu để loại bỏ mùi khai nồng khó chịu, gây độc hại, đồng thời tạo cho tôm
có màu đỏ đẹp khi chín
-
Cách làm: cho tôm vào thau rưới ít rượu vào tôm xóc đều cho ngấm, để như vậy cho
đến khi bay hết mùi rượu rồi cho nước lả vào rửa lại cho sạch. Sau đó lấy 50ml
nước lã rưới vào 1kg tôm rồi xóc đều khoảng 30 phút tôm sẽ có màu đỏ
đẹp.
d.
Phối trộn
-
Mục đích tạo ra một tỉ lệ cân đối giữa các nguyên liệu, để tạo ra một sản phẩm
đạt chất lượng, phối trộn bổ sung thêm bột nếp nhằm cung cấp nguồn cacbon cho vi
sinh vật.
-
Cách thực hiện
+
Tôm xử lý xong để ráo.
+
Tỏi, ớt cắt thành từng lát nhỏ.
+
Riềng, măng cắt sợi.
+
Tinh bột hồ hóa với tỷ lệ tinh bột : nước = 1:4. Mục đích của việc hồ hóa là để
phá vỡ cấu trúc tế bào của hạt tinh bột, giúp cho quá trình chuyển hóa thành
đường dễ dàng hơn, làm tăng tốc đọ thủy phân, rút ngắn thời gian lên
men.
+ Đường, muối chuẩn bị sẵn
chọn những hạt không bị ẩm ướt, không bị vón cục.
+
Tiến hành phối trộn: cho một nửa lượng tinh bột vào dưới đáy hủ, sau đó xếp tôm
vào hủ dọc theo thành hủ, còn các nguyên liệu còn lại đem trộn đều và cho lên
trên.
e.
Gài nén
Nhằm
giữ khối nguyên liệu chìm trong nước, để tạo điều kiện cho lên men yếm khí. Sau
khi gài nén xong ta đậy nắp lại cho kín.
g.
Thực hiện quá trình lên men
Tiến
hành lên men ở nhiệt độ thường (28 – 300C) thời gian 20 – 25 ngày,
trong quá trình lên men phải theo dõi độ pH, theo dõi sự thay đổi màu sắc, thời
gian chín…của tôm.
2.1.3.
Ưu nhược điểm của phương pháp
a.Ưu
điểm
-
Không cần phải cấy giống vi sinh vật vào.
-
Các thao tác thực hiện đơn giản, tốn ít thời gian.
-
Phương pháp này lên men tự nhiên nên tạo ra hương vị đặc biệt.
-
Giá thành sản phẩm thấp.
b.
Nhược điểm
-
Thời gian lên men lactic và thuỷ phân protein dài.
-
Trong quá trình lên men lactic ngoài sản phẩm chính của quá trình lên men là
acid lactic còn có các sản phẩm khác như rượu etylic…
-
Quá trình lên men phụ thuộc vào nhiệt độ.
2.2.2.
Thuyết minh quy trình
a.
Nguyên liệu
-
Các loại tôm biển, tôm nước ngọt, nước lợ, thịt tôm chắc, tôm còn tươi, tôm
không có mùi của hóa chất, chất bảo quản.
b.
Rửa sạch
-
Tôm được rửa sạch dưới vòi nước chảy, nhặt sạch các tạp chất như rác, sỏi, đá,
tôm ươn, đầu tôm. Có thể rửa tôm ở máy rửa thổi khí và cho tôm chạy trên băng
tải chuyển động với vận tốc 0,1 m/s.
c.
Xử lý sơ bộ
-
Dùng kéo cắt sạch râu từ mắt trở lên và 3 đôi chân trước. Tôm rửa lại thật sạch
và để ráo 10 phút.
d.
Ướp muối
-
Tôm sau khi xử lý sơ bộ xong , được ngâm với nước muối 15 – 20% trong 12 giờ,
vớt ra rửa sạch bằng nước và để ráo.
e.
Xóc rượu
-
Khử mùi tanh của tôm và tạo cho tôm có màu đỏ đẹp khi chính.
g.
Lên men
-
Sử dụng giông Strep
cremoris, strep
lactic cấy trên lactose để lên men dịch đường ở 300C
trong 6 giờ. Cho dịch đường hóa đã lên men vào tôm đã gài nén với tỉ lệ 5% so
với khối lượng tôm.
-
Gia vị sử dụng bao gồm: ớt, tỏi, riềng pha trong nước sạch có nồng độ muối
khoảng 5 – 7%. Muối sử dụng là muối ăn hoặc muối lấy từ nước mắm. Bổ sung thêm
chế phẩm protease hay trypsin, bromelin từ dứa, papain từ đu
đủ.
-
Thời gian lên men 10 ngày ở nhiệt độ 300C. Tôm được cho vào ang hoặc
thùng thép không rỉ để lên men. Kết thúc quá trình lên men đạt pH = 3,8 – 4,0,
Tôm chua có màu đỏ tươi, thơm ngon, có mùi đặc trưng của sản phẩm lên men
lactic.
-
Lọc bớt cặn và bỏ bớt một số thành phần nguyên liệu không đạt
chuẩn.
-
Dịch lên men sẽ có độ đục do một số mô cơ của tôm cũng như mô thực vật của gia
vị bị tách rời khỏi nguyên liệu. Đồng thời sinh khối của vi khuẩn lactic cũng
làm đục dung dịch. Lọc sơ bộ giúp loại bỏ bớt thành phần gây đục, làm dung dịch
trong, giá trị cảm quan tăng.
-
Một số thành phần nguyên liệu bị biến màu như tôm bị đen, tỏi, gừng bị hóa nâu,
các hạt ớt cũng cần được loại bỏ.
2.2.3.
Ưu nhược điểm của phương pháp
a.
Ưu điểm
-
Thời gian lên men ngắn, quá trình thuỷ phân protein trong tôm triệt
để.
-
Quá trình lên men không phụ thuộc vào nhiệt độ.
-
Do có sự cấy giống vi khuẩn lactic vào nên trong quá trình lên men lactic ít tạo
ra các sản phẩm phụ.
-
Sản phẩm đạt chất lượng cao.
b. Nhược
điểm.
-
Tốn nhiều thời gian do có quá trình nuôi giống vi khuẩn lactic để sản
xuất.
-
Giá thành sản phẩm cao hơn so với sản phẩm sản xuất bằng phương pháp truyền
thống.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét