3.2.2.8 Đổ khuôn và tách huyết thanh
:
· Mục đích :
Hoàn thiện : quá trình đổ khuôn sẽ tạo hình
cho phô mai thành phẩm .
Khai thác : quá trình tách huyết thanh sẽ tách
hết nước ra khỏi khối đông và nâng tỷ lệ chất dinh dưỡng trong sản phẩm
.
· Các biến đổi của nguyên
liệu:
Vật lý và hóa lý : xảy ra sự thoát huyết thanh từ
khối đông và sự tạo hình cho sản phẩm phô mai .
Sinh học : một số vi simh vật vẫn bị lẫn
trong khối đông sẽ tiếp tục thực hiện quá trình sinh trưởng và trao đổi chất
nhưng với tốc độ thấp hơn so với quá trình lên men trước đây vì họat độ của nước
trong khối đông giảm dần .
Hóa học và hóa sinh : các phản ứng thuộc quá trình
trao đổi chất của vi sinh vật vẫn tiếp tục xảy ra . Những phân tử chymosin bị
lẫn trong khối đông vẫn tiếp tục xúc tác phản ứng thủy phân protein . Tuy nhiên
, sự gia tăng hàm lượng của nitơ amin trong khối đông là không đáng kể
.
· Thiết bị và các
thông số công nghệ:
Khuôn có dạng hình trụ với đường kính trung
bình 10.5 – 11.0cm , được làm bằng thép không rỉ .
Sau khi đổ hỗn hợp huyết thanh và khối đông
sữa vào khuôn , quá trình tách huyết thanh tiếp tục xảy ra . Sau 30 phút đổ
khuôn , tiến hành lật ngược khuôn lần thứ nhất . Các lần hai và ba được thực
hiện sau thời gian đổ khuôn 3 giờ và 9 giờ . Trong 3 giờ đầu, nhiệt độ
môi trường cần được hiệu chỉnh ở 26 - 28oC . Trong 6 giờ cuối hạ
nhiệt độ môi trường xuống với tốc độ 1OC /giờ .
Trong quá trình tách huyết thanh độ chua của
sữa tăng dần . Sau 3 giờ đổ khuôn độ chua của huyết thanh tăng lên
30oD . Còn sau 9 giờ độ chua tăng đến 90 -
110 OD .
3.2.2.9 Tách
khuôn :
· Mục đích : Chuẩn bị cho quá trình nuôi cấy nấm mốc
.
· Các biến đổi của nguyên liệu : quá trình tách khuôn không làm
biến đổi thành phần hóa học của khối đông .
· Thiết bị và các thông số công nghệ
: việc tách khuôn được thực hiện bằng phương
pháp thủ công .
3.2.2.10 Ướp
muối:
· Mục đích công nghệ :
Hoàn thiện : qúa trình ướp muối sẽ làm thay
đổi giá trị cảm quan cấu trúc và vị của phô mai thành phẩm .
Bảo quản : tạo áp suất thẩm thấu ức chế sự
phát triển của vi sinh vật nên kéo dài được thời gian bảo quản của sản phẩm
.
· Các biến đổi diễn ra trong quá trình ướp muối
:
Vật lý : xảy ra sự khuyếch tán của muối và ion
H+ từ dung dịch vào bên trong khối đông và khuyếch tán
của nước từ khối đông ra dung dịch nước muối .
Hóa lý : xảy ra sự hòa tan một số hợp
chất từ khối đông vào nước muối , đồng thời xảy ra sự trao đổi ion
Na+ và H+trong nước muối sẽ thế chỗ của
Ca2+ trong cấu
trúc gel của khối đông .
Sinh học: ức chế sự phát triển của vi sinh
vật .
· Thiết bị và thông số công
nghệ:
Các nhà sản xuất thường sử dụng theo phương
pháp gián đoạn . Thíết bị có dạng hình hộp chữ nhật để chứa dung dịch nước muối
. Đối với những nhà máy có
năng xuất lớn người ta thường sử dụng thiết bị
họat động theo phương pháp liên tục .
Nước muối để ngâm khối đông có nồng độ
NaCl là 18 - 23
% , pH dao động khoảng 5.2 - 5.6 , nhiệt độ là 10 -
14 OC . Cần lưu ý là sử dụng nước muối thanh trùng để
tránh VSV trong nước muối . Tổng hàm lượng muối trong sản phẩm sau quá trình ướp
muối khoảng 1.7 – 1.8% .
· Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ướp muối
:
Hàm lượng chất béo trong khối đông
:
Các chất béo tồn tại ở dạng hạt cầu . Một
số hạt béo
được phân bố trong mao quản của khối đông . Nếu hàm lượng chất béo càng cao thì
sự khuyết tán của các phân tử muối vào sâu bên trong khối đông càng chậm và bị
cản trở nên thời gian ướp muối cần phải kéo dài .
Nồng độ muối trong nước muối
:
Nồng độ muối trong dung dịch càng cao sẽ làm
tăng hàm lượng muối được khuyết tán vào đám đông . Nếu nồng độ muối trong dung
dịch thấp hơn 16% , thực tế cho thấy một lượng nhỏ casein trong khối đông sẽ bị
hoà tan vào muối . Hiện tượng này ảnh hưởng xấu đến cấu trúc sản phẩm
.
Nhiệt độ nước muối :
Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ khuyết tán của
muối vào khối đông nhanh hơn , đồng thời quá trình thoát ẩm ra khối đông cũng
nhanh hơn .
pH dung dịch muối
:
pH của dung dịch muối có ảnh
hưởng rất lớn đến tốc độ hấp thụ muối của khối đông và cấu trúc phô mai thành
phẩm . Đó là do ion H+ trong nước muối có thể thế chỗ
các ion Ca2+trong khối đông tụ như những ion
Na+ . Tuy nhiên H+ không thể
thay thế chỗ của ion Na+ trong gel
casein.
Thời gian :
Khi tăng thời gian ngâm khối đông trong dung
dịch muối , lượng muối hấp thụ trong khối đông sẽ tăng , độ ẩm khối đông sẽ bị
giảm . Thời gian ngâm khối đông trong nước phụ thuộc
vào từng lọai sản phẩm ( kích thước khối đông , phô mai thuộc loại mềm bán mềm
hay cứng .... ) .
· Quá trình ướp muối : có thể thực hiện theo một trong
hai phương pháp sau :
Ngâm khối đông trong dung dịch nước
muối : sử dụng nước muối có nồng độ 18 - 23% ( v/v ) đã
được bổ sung CaCl2 và hiệu chỉnh pH , chất điều chỉnh pH
là acid lactic hoặc acid clohydrid . Yêu cầu acid clohydrid không chứa các kim
loại nặng như Pb , Cu , Hg , As … nhiệt độ dung dịch muối trong quá trình ngâm
khối đông là 10 - 14OC .
Rắc muối khô trực tiếp lên bề mặt khối đông
: trong trường hợp , một phần muối sẽ được hòa
tan trong huyết thanh sữa còn đọng lại trên bề mặt khối đông . Tiếp theo , một
lượng muối sẽ khuếch tán vào bên trong cấu trúc của khối . Do đó cần tiến hành
lật đảo khối đông để muối được phân bố đều trong sản phẩm
.
Tổng hàm lượng NaCl trong phô mai chiếm khoảng
1.7 - 1.8% khối lượng sản phẩm .
3.2.2.11 Cấy
giống :
· Mục đích công nghệ : chuẩn bị cho quá trình ủ chín
.
Các nhà sản xuất sẽ cấy vào bào tử nấm lên bề
mặt khối đông đã ướp muối .
· Các biến đổi của nguyên liệu : thành phần hóa học của khối đông
sẽ không thay đổi đáng kể trong quá trình cấy nấm .
· Thiết bị và các thông số công nghệ
: quá trình này có thể được thực
hiện theo phương pháp thủ công hay cơ giới . Trong cơ giới , các khối đông sẽ
đặt lên băng truyền chuyển động qua thiết bị phun bào tử liên tục lên bề mặt
khối đông . Sau quá trình cấy , khối đông được đưa vào phòng chứa tạm ở nhiệt độ
14 - 15oC trong thời gian 24 giờ trước khi chuyển qua giai đoạn ủ ,
độ ẩm tương đối trong phòng chứa tạm
là 85% . Sau đó , chúng được chuyển vào kho ủ chín phô mai
.
3.2.2.12 Quá trình ủ
chin:
· Mục đích công nghệ : Hoàn
thiện
Quá trình ủ chín sẽ cải thiện chỉ tiêu cảm
quan của phô mai .
· Các biến đổi trong nguyên
liệu:
Sinh học : Nấm và hệ vi sinh vật trong khối
đông sẽ tiếp tục thực hiện quá trình trao đổi chất . Các sợi nấm sẽ phát triển
thành các khuẩn ty trên bề mặt sản phẩm . Quá trình trao đổi chất sẽ tạo ra
hương đặc trưng cho sản phẩm phomai .
Hóa sinh và hóa học :
· Sự biến đổi của đường
lactose
Dưới tác dụng của vi khuẩn lactic , lactoza bị
biến đổi rất nhanh . Sau 5 - 10 ngày hầu như chấm dứt . Sản phẩm chính của sự
biến đổi này là axit lactic . Độ axít của phomat tăng rất nhanh ở ngày đầu , sau
đó chậm lại và ở cuối giai đoạn cuối tăng chậm .
Trong quá trình lên men
ngoài axit lactic được tạo thành , một phần lactoza được sử dụng cho quá trình
lên men tạo thành diaxetyl , axetoin , axit bay hơi . Một phần lactic tạo thành
lại chuyển thành propionic , axetic , axit butiric , dưới tác dụng của vi khuẩn
tạo cho phô mai có
mùi khó chịu .

Axit lactic có tương tác với các thành phần
khác của phômai như tham gia phản ứng trao đổi ion với các muối , tạo thành các
phức với protein .
· Sự biến đổi protein :
Do hệ enzyme protease của nấm sợi , vi khuẩn
và các chymosin xúc tác . Tuy nhiên mức độ thủy phân là không lớn , hàm nitơ
amin trong khối đông tăng lên không đáng kể .
Trong quá trình ủ chín , một số amin bị thủy
phân , một số amin khác lại biến đổi thành axit amin mới .
Các homoxerin vừa tạo thành có thể bị biến đổi
thành axit γ - amino butiric .
Arginin dưới tác dụng của ariginaza (do vi
khuẩn tạo ra ) chuyển thành ornitin.
Ngoài ra , γ - amino butiric được tạo thành từ
axit glutamic nhờ tác động của decacboxylaza .
Qúa trěnh ủ chín đến một mức độ nào đó thì
axit amin dưới tac dụng của enzyme oxy hóa
khử của vi khuẩn sẽ tham gia hàng lọat các phản ứng chuyển hóa khác nhau như
chuyển hóa nhóm amin , khử CO2. Kết quả tạo thành hàng loạt các
chất mới có tác dụng tạo mùi vị cho phô mai như deain
hóa của axit amin .
· Sự biến đổi của chất béo :
Xảy ra quá trình thủy phân sâu . Quá trình
thủy phân này phụ thuộc vào hệ vi khuẩn ở bề mặt .
Một số loài mốc , vi khuẩn Micrococci hoạt động
rất mạnh và tích tụ một lượng đáng kể
axit béo , đặc biệt là axit béo bay hơi tạo nên mùi vị đặc trưng cho phomai
.
Lớp vỏ qúa trình thủy phân chất béo xảy ra
mạnh mẽ hơn do tác động của vi sinh vật bề mặt ( mốc men vi khuẩn hiếu khí )
.
Thành phần quan trọng tạo nên mùi vị của
phomat là metylxeton . Metylxeton được tạo thành theo sơ đồ
:

Biến đổi vật lý :
Sự sinh trưởng của vi sinh vật thường kèm theo
hiện tượng tỏa nhiệt , phải lật ngược khối đông trên các kệ giá đỡ để đảm bảo độ
thoáng khí và sản phẩm phô mai đạt được độ đồng nhất cao về cấu trúc và mùi vị
.
· Thiết bị và thông số công nghệ
: Quá trình ủ phô mai được thực hiện
trong phòng ủ . Các khối đông được đặt trên những giá đỡ có nhiều ngăn , sau đó
được đưa vào phòng ủ . Nhiệt độ trong quá trình ủ là 12 - 13OC , độ
ẩm tương đối của không khí là 95% . Thời gian ủ không thấp hơn 8
- 9
ngày . Trong quá trình ủ chín cần theo dõi và lật đảo khối đông để đảm bảo
thoáng khí và sản phẩm đạt được độ đồng nhất cao về cấu
trúc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét